slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Kiến thức y học phổ thông

Viêm mũi dị ứng: Dùng thuốc nào cho hiệu quả và an toàn?

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) có thể xảy ra theo mùa (do thời tiết, do bụi của phấn hoa, cây cỏ) hay quanh năm (do bụi bặm, lông súc vật...) trên cơ địa dễ mẫn cảm. Không có thuốc đặc trị, nhưng nếu chọn, dùng đúng cách một số thuốc thì bệnh cũng sẽ ổn định trong thời gian dài.

Nhóm kháng histamin H1

Các thuốc nhóm này không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamin nhưng thuốc có tác dụng hủy từng triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm các triệu chứng của VMDƯ. Loại thế hệ cũ thường dùng là chlopheniramin, alimemazin, promethazin, diphenylhydramin, dimenhydrinat, cinarizin... Thuốc có nhược điểm gây buồn ngủ, rất bất tiện khi dùng ban ngày (không tập trung lao động học tập, dễ bị tai nạn khi điều khiển máy móc, phương tiện giao thông). Loại thế hệ mới thường dùng là loratidin, acrivastin, fexofenadin... có ưu điểm là ít gây buồn ngủ hơn, thường dùng dạng uống. Thuốc cũng có dạng xịt phối hợp kháng histamin phenyltolaxamin với centoxonium chủ yếu dùng cho trẻ em.

Nhóm gây co mạch

Loại thuốc uống: Các thuốc cường giao cảm dùng riêng lẻ (ephedrin) hay phối hợp trong thuốc cảm (pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamin) gây co mạch, giảm sung huyết, phù nề, ngạt mũi. Tuy nhiên, cũng do tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, choáng váng, khó ngủ, chán ăn, run chân tay. Không nên dùng cho người có những bệnh như tăng huyết áp, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, cường tuyến giáp, đái tháo đường.

Loại thuốc nhỏ, xịt mũi: Thường dùng naphazolin, xylomethazolin... Lúc đầu, do cơ chế cường giao cảm, có tác dụng co mạch tại chỗ, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi ngay, dễ chịu. Về sau hiệu quả kém dần hay không còn, trái lại còn gây nghẹt mũi trở lại (gọi là phản ứng dội ngược). Khi dùng liều cao và/hoặc lâu dài, một phần thuốc qua mạch máu niêm mạc mũi thấm vào bên trong, gây các tác dụng phụ toàn thân giống khi uống, vì vậy chỉ nên dùng liều vừa đủ, một đợt chỉ dùng nhiều nhất là 7 ngày.

Trẻ em rất nhạy cảm với naphazolin, xylomethazolin, dễ bị co thắt mạch máu gây hoại tử niêm mạc mũi; còn gây co thắt mạch máu ở tim, não, da, đầu chi. Tuyệt đối không dùng hai loại thuốc này cho trẻ em.

Thuốc làm săn niêm mạc mũi: dung dịch natrichlorid 0,9% làm săn niêm mạc, gây co mạch, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi, không độc, dùng cho người lớn và trẻ em bất cứ tuổi nào kể cả sơ sinh.

Nhóm corticoid

Thường dùng fluticason, beclomethason, budesonid được bào chế thành dạng thuốc hít. Khi hít thuốc tạo thành những hạt nhỏ li ti bám vào niêm mạc mũi, chỉ với một liều không lớn (so với liều uống) vẫn có hiệu lực chữa bệnh tại chỗ. Một phần thuốc có thể theo niêm mạc mũi vào bên trong nhưng vì số lượng ít, lại bị gan hóa giải nên không gây độc toàn thân như khi uống hay khi tiêm. Cũng có trường hợp dùng corticoid hít không hiệu quả vì không dùng đủ thời gian hay vì nghẹt mũi mà thuốc không đến nơi cần thiết.

Corticoid hít ức chế việc lành vết thương, vì vậy chỉ được dùng khi các tổn thương đường hô hấp (xây xước, rách, phẫu thuật) đã hồi phục. Thận trọng với bệnh lao tiềm ẩn vì thuốc ức chế miễn dịch làm bệnh nặng thêm. Dùng dạng hít lâu dài có thể bị gây bội nhiễm nấm Candida ở mũi, miệng (cần súc miệng, họng thật sạch sau khi hít hay dùng buồng hít để thuốc không đọng ở miệng, mũi). Không làm dây corticoid hít vào mắt (vì sẽ làm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể). Không dùng corticoid hít trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 12 tuổi; riêng với beclomethason không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Corticoid hít có thể gây đau đầu, viêm họng, kích ứng mũi, hắt hơi, ho, buồn nôn, nôn, chảy máu cam, phát ban da, ngứa, sưng mặt, sốc phản vệ nhưng ít gặp. Dạng thuốc hít dùng kéo dài kèm theo corticoid uống cũng có thể bị ngộ độc toàn thân. Phải thận trọng khi phối hợp với corticoid uống (chỉ phối hợp liều uống vừa đủ, đợt ngắn). Corticoid uống gây hại thai nhưng dạng hít chưa thấy gây hiện tượng này, vẫn có thể dùng cho người có thai.

Nếu VMDƯ có bội nhiễm có thể dùng corticoid hít phối hợp kháng sinh, song cần tính toán liều phối hợp cẩn thận để tránh corticoid làm giảm hiệu lực kháng sinh. Nếu nhiễm khuẩn nặng, cần tập trung dùng kháng sinh mạnh, sau khi khỏi bội nhiễm sẽ tiếp tục dùng corticoid.

Người bị VMDƯ không nên có thói quen dùng kháng histamin H1, thuốc co mạch liên tục (quá nhiều lần, quá số ngày qui định), để tránh độc, tránh tác dụng dội ngược làm cho viêm mũi nặng hơn, về sau rất khó điều trị. Trong số các thuốc trên, nên chọn corticoid hít dùng dự phòng, khi bị bệnh thì dùng sớm lúc còn nhẹ, dùng đủ thời gian cần thiết, bệnh sẽ ổn định.

DS. Bùi Văn Uy

                                                                                                                                                                                 Theo Suckhoe&doisong.

Tin liên quan