slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Kiến thức y học phổ thông

Trường hợp cần giảm liều colchicin để tránh tương tác

Colchicin là thuốc giảm đau kháng viêm đầu tay dùng điều trị hay phòng ngừa lên cơn gút. Khi dùng colchicin cùng với các chất ức chế CYP3A4 hay ức chế  P-glycoprotein thì các chất này làm colchicin tăng nồng độ trong máu, giảm độ thanh thải, kéo dài thời gian bán hủy gây độc như dùng colchicin quá liều. Biểu hiện độc là nóng trong miệng cổ họng, sốt, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, dẫn đến giảm lưu lượng máu gây sốc, tổn hại nhiều cơ quan tổ chức.

Ngộ độc colchicin cũng có thể diễn biến theo hướng suy thận, giảm nước tiểu, có máu trong nước tiểu, giảm bạch cầu kéo dài, thiếu máu, yếu cơ, làm tăng dioxid carbon máu dẫn tới suy hô hấp có thể gây tử vong, trong khi đó lại không có thuốc chống độc đặc hiệu. Tại Mỹ (Trung tâm Y khoa Bộ Cựu chiến binh Mỹ) đã nghiên cứu về những tương tác bất lợi này, từ đó đưa ra khuyến nghị liều cochicin khi cần dùng với các chất khác để tránh những tương tác bất lợi. Cụ thể, khi dùng chung với:

Kháng sinh macrolic:

Clarythromycin ức chế mạnh CYP3A4 làm colchicin tăng nồng độ trong máu lên tới 230%, giảm độ thanh thải 75%, kéo dài chu kỳ bán thải từ 9 lên 30 giờ. Thực tế lâm sàng đã có nhiều ca tử vong do sự kết hợp này. Azithromycin ức chế CYP3A4 yếu làm colchicin tăng nồng độ trong máu ít hơn, giảm độ thanh thải chỉ 30%, nên có thể dùng kết hợp colchicin với azithromycin thay cho kết hợp với clarythromycin

Kháng nấm phổ rộng azol: Ketoconazol ức chế mạnh CYP3A4 hay P-glycoprotein làm colchicin tăng nồng độ trong máu lên 100%, tăng sự tiếp xúc lên  210%, giảm độ thanh thải xuống 70%, kéo dài chu kỳ bán thải lên 26 giờ.

Thuốc chẹn kênh canxi: Hai thuốc verapamin ER và diltiazem ER (ER là phóng thích mở rộng, kéo dài) thì verapamin ER ức chế yếu CYP3A4 và P-glycoprotein làm colchicin tăng nồng độ trong máu lên 40%, tăng lượng tiếp xúc 103%, giảm độ thanh thải 52%, kéo dài chu kỳ bán thải lên 17 giờ. Tương tự diltiazem ER làm coclicin tăng nồng độ trong máu lên 44%, tăng chu kỳ bán thải lên 12 giờ.

Thuốc  ức chế  protease (thuốc chống HIV): Ritonavir  ức chế mạnh CYP3A4, làm colchicin tăng nồng độ trong máu lên 185%, tăng lượng tiếp xúc 290%, giảm độ thanh thải 70%, kéo dài chu kỳ bán hủy lên 17 giờ.

Thuốc chống ung thư cyclosporin:  Ức chế mạnh P glycoprotein làm coclchicin tăng nồng độ trong máu và giảm chu kỳ bán thải nhiều

Khuyến cáo chung:

Liều colchicin bình thường khi dùng một mình trong điều trị cơn gút cấp: tổng liều 1,8mg/ngày (lúc mới  cơn cấp xuất hiện 1,2mg, một giờ sau  thêm 0,6mg, ngày thứ hai giảm liều xuống còn 2/3, ngày thứ ba giảm liều xuống còn 1/3 và duy trì liều thấp này trong khoảng 7 ngày). Trong  dự phòng lên cơn gút, tổng liều 1,2mg (mỗi lần 0,6mg ngày uống 1-2 lần).

Nếu dùng với chất ức chế vừa  CYP3A4, hay P-protein thì trong điều trị lên cơn gút liều colchicin giảm 1/3, trong phòng ngừa  lên cơn gút liều colchicin giảm  2/3.

 Nếu dùng với chất ức chế mạnh CYP A4 hay  P -glycoprotein thì khi dùng điều trị lên cơn gút liều cochicin giảm 2/3 và khi dùng phòng ngừa lên cơn gút liều colchicin giảm 3/4. Trường hợp dùng với chất ức chế CYP 3A4 yếu thì không cần điều chỉnh liều.     

DS.Bùi Văn Uy

                                                                                                                                                                                  Theo Suckhoe&doisong.

Tin liên quan