Kiến thức y học phổ thông
Ăn thịt bò có thực sự chữa được bệnh thiếu máu?
Nhiều người nghĩ rằng,bị thiếu máu nên ăn thức ăn có màu đỏ như thịt bò,củ dền,rau dền đỏ... để chữa thiếu máu. Thịt bò có thật sự chữa thiếu máu hay chỉ là tin đồn?
Thiếu máu do thiếu các dưỡng chất tham gia sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố rất thường gặp,bao gồm thiếu sắt,vitamin B12 và axit folic. Nguyên nhân là do cơ thể kém hấp thu,tăng sử dụng hoặc tăng thải trừ các chất này. Bệnh nhận biết qua triệu chứng như nhanh mệt,kém tập trung,ít sáng tạo,cơ bắp nhão,da xanh xao,lòng bàn tay,bàn chân kém hồng,móng tay và tóc trở nên ròn,dễ gẫy và dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
Thịt bò không dùng để trị thiếu máu. Để điều trị thiếu máu do thiếu sắt,người trưởng thành cần 250mg sắt/ngày,trẻ em cần 5mg/kg/ngày liên tục từ 2 - 4 tháng. Người bị thiếu máu do thiếu axit folic cần 400mg axit folic/ngày. Tình trạng thiếu máu hồng cầu to cần điều trị bằng vitamin B12 ở dạng tiêm bắp với liều cao.
Theo dân gian,ăn huyết bò,đặc biệt là thịt bò tái sẽ giúp bổ máu. Về mặt dinh dưỡng,thịt bò đúng là thực phẩm giúp hồi phục phần nào tình trạng thiếu máu do có các dưỡng chất cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu: 100g thịt bò có trên 10mcg vitamin B12,có từ 2 - 3mg chất sắt và có trên 6mcg axit folic. Tuy vậy,thịt bò lại không dùng để chữa bệnh,mà chỉ là thực phẩm được khuyến khích ăn để bổ sung thêm trong quá trình điều trị thiếu máu. Vì vậy,nên kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác để cung cấp đủ cho cơ thể.
Nên chọn mua thịt bò của các cơ sở giết mổ sạch. Không nhất thiết phải chọn thịt bò ngoại vì hàm lượng chất dinh dưỡng giữa bò nội và bò ngoại nhập khẩu là tương đương nhau,thậm chí hàm lượng axit folic và vitamin B12 của thịt bê còn cao hơn bò ngoại.