Kiến thức cần biết
Khi bị ho dai dẳng phải làm gì
Khi bị ho dai dẳng phải làm gì?
Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Người ta ước tính có khoảng 24.263.000 người đi khám bệnh ở Hoa Kỳ năm 1991 liên quan đến ho dai dẳng. Tỷ lệ ho mãn tính trong số những người lớn không hút thuốc trong dân số khoảng từ 14 - 23%. Do đó, việc tìm được nguyên nhân gây ra ho dai dẳng và điều trị nó là rất quan trọng.
Ho dai dẳng được định nghĩa là ho liên tục hơn ba tuần. Các nguyên nhân gây ho dai dẳng có thể được chia thành hainhóm: những bệnh nhân có XQ ngực bình thường và bệnh nhân có XQ ngực bất thường
Bài viết này sẽ mô tả những nguyên nhân của ho dai dẳng ở những bệnh nhân có XQ ngực bình thường
Cách tiếp cận ho dai dẳng
Một số nguyên nhân phổ biến nhất thường gây ra ho dai dẳng là hen suyễn, chảy dịch ra sau mũi và trào ngược dạ dày-thực quản (GERD). Ho sau nhiễm siêu vi cũng có thể gây ho dai dẳng. Sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong điều trị cao huyết áp cũng có thể gây ra ho kéo dài lên đến 46% bệnh nhân.
Hen suyễn
Câu hỏi liên quan đến yêu cầu cho bệnh hen suyễn là một tiền sử gia đình có bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Ho nhiều về đêm hoặc ho nặng hơn khi tập thể lực, thay đổi thời tiết là đặc điểm của ho do hen suyễn. Cần kiểm tra chức năng phổi bằng đo phế dung biểu hiện tình trạng thông khí tắc nghẽn, FEV1 sẽ cải thiện hơn 13% khi dùng thuốc giãn phế quản. Ho kéo dài do hen suyễn đáp ứng tốt với việc hít corticosteroid
Chảy dịch ở mũi sau
Chảy dịch mũi sau cũng là một nguyên nhân thường gặp của ho kéo dài. Điều này được chẩn đoán nếu có một bệnh sử viêm mũi và khám thấy có viêm niêm mạc cuốn mũi dưới. Chảy dịch mũi sau đáp ứng tốt với một kháng histamine và thuốc xịt chống sung huyết mũi. Nếu có biểu hiện của dị ứng thì có thể dùng thêm thuốc xịt mũi steroid nhẹ. Khi triệu chứng kéo dài có thể nghĩ tới viêm xoang. Cần khám bác sĩ tai mũi họng để soi mũi, chụp XQ xoang.
Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
Có thểgây ho dai dẳng. Với đặc điểm ho nhiều hơn về đêm và có tiền căn viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, có tới 75% bệnh nhân bị ho do trào ngược nhưng không có triệu chứng ở đường tiêu hóa. Một test đánh giá pH thực quản là cần thiết và hữu ích tuy nhiên điều này gây khó chịu nhiều và đắt tiền. Một điều trị thử bằng một chất đối kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton trong tám tuần nếu đáp ứng sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân GERD. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có tới 61,1% bệnh nhân bị ho dai dẳng do hai ba nguyên nhân cùng lúc, và cần điều trị tất cả những nguyên nhân này cùng một lúc.
TS. BS. Trần Anh Tuấn
Nguồn: the Singapore family physician Apr-Jun 2002; Vol 28(2) : 66