slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Kiến thức cần biết

Chẩn đoán, điều trị viêm xoang

Guideline hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính

Hướng dẫn này không áp dụng cho các bệnh nhân sau đây:

·         Ít hơn 6 tuần tuổi

·         Suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh hệ thống nặng,ví dụ bệnh xơ nang

·         Viêm xoang đã có biến chứng

·         Viêm xoang do nhiễm trùng bệnh viện

ĐỊNH NGHĨA
Viêm xoang
: viêm một hay nhiều xoang cạnh mũi, nguyên nhân có thể do dị ứng, virus, vi khuẩn, hoặc đôi khi là nấm

Phân loại:
  • Cấp tính: viêm xoang kéo dài không quá 4 tuần
  • Thường xuyên: mỗi năm có từ 4 đợt viêm xoang cấp tính trở lên. Mỗi đợt kéo dài ít nhất  10 ngày và giữa các đợt không có triệu chứng.
  • Mãn tính: viêm xoang kéo dài từ 12 tuần trở lên có hoặc không có điều trị
Lưu ý:
  • Viêm mũi thường bị chẩn đoán nhầm là viêm xoang.
  • Có thể khó phân biệt chính xác giữa viêm xoang vi khuẩnnhiễm trùng đường hô hấp trên do virus
  • Phân biệt giữa viêm xoang cấp tính và mãn tính có ý nghĩa lâm sàng.
  • Lạm dụng kháng sinh trong viêm đường hô hấp có thể dẫn đến tăng khả năng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
  • Viêm xoang có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em khá khó

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm xoang do vi khuẩn dựa vào
1. Bệnh sử và khám thực thể
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
viêm xoang vi khuẩn là hút để đánh giá các thành phần có trong xoang, tuy nhiên, do đây là một thủ thuật xâm lấn nên nó không phải là khuyến cáo thường xuyên

Cấy mũi họng không được khuyến cáo vì nó không phản ánh được bệnh nguyên của viêm xoang

Phân biệt viêm xoang nhiễm khuẩn với nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus chủ yếu dựa vào khoảng thời gian và độ nặng của triệu chứng.
Lưu ý:

  • Viêm mũi xoang do virus thường gặp hơn gấp 200 lần viêm xoang nhiễm trùng

Triệu chứng ở mặt

Viêm xoang do vi khuẩn ở trẻ em
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên kéo dài và không cải thiện sau 10-14 ngày kèm theo

Chảy mũi mủ và

Tổng trạng xấu liên tục. Có thể có thêm các triệu chứng sau:

·         Sốt

·         Ho

·         Khó chịu, dễ bị kích thích

·         Thờ ơ, ngủ lịm

·          Đau mặt

Triệu chứng nặng:

·         Sốt trên 390 (không đáp ứng với thuốc hạ sốt)

·         Chảy nước mũi mủ thường kết hợp với

+        Ho

+        Đau đầu

+        Sưng mặt

+        Nặng vùng xoang

Lưu ý:

  • Nếu các triệu chứng nặng duy trì ở mức độ nặng phải nghi ngờ trẻ bị biến chứng nội sọ

Viêm xoang ở thanh thiếu niên, người lớn

Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên kéo dài và không cải thiện sau 10 đến 14 ngày hoặc xấu đi sau 5 ngày kèm theo cả hai triệu chứng: sung huyết mũi, chảy mũi mủ và đau mặt có thể kèm theo sốt, đau răng hàm, sưng mặt
Triệu chứng khác:

·         Nhức đầu

·         Thở hôi

·         Giảm hay mất mùi

·         Đau tai

·         Mệt

·         Ho

Triệu chứng ở mắt: sưng quanh ổ mắt

Triệu chứng ở mũi:

Mũi tiết nhầy mủ
Sung huyết và sưng niêm mạc mũi

Bất thường giải phẫu (ví dụ, lệch vách ngăn, polyp, quá phát cuốn mũi)
Dị vật mũi

Triệu chứng ở miệng và họng:

Chảy dịch mũi sau
Đau răng hàm

Triệu chứng ở tai: viêm tai giữa ở trẻ em

Triệu chứng ở cổ: có hạch cổ

Lưu ý: một mình đau mặt không có nghĩa là viêm xoang mủ

2. Cận lâm sàng:

  • Cấy mũi họng không được khuyến cáo do không phản ánh đúng bệnh nguyên của viêm xoang.
  • Chụp X-quang thông thường và chụp CT không được khuyến cáo thường qui trong chẩn đoán viêm xoang

+        X-quang thông thường không nên chỉ định ở trẻ em và chỉ có một vai trò hạn chế trong việc hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng ở người lớn (x quang thông thường không phân biệt được trường hợp bất thường xoang kết hợp với viêm đường hô hấp trên do virus và viêm xoang nhiễm trùng)

+        CT scan được chỉ định khi: Nghi ngờ biến chứng của viêm xoang, Viêm xoang mãn tính không đáp ứng điều trị, triệu chứng nghi ngờ viêm xoang nặng nhưng chưa rõ ràng

  • MRI có giá trị giới hạn cho việc đánh giá viêm xoang

ĐIỀU TRỊ:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng có đến
70% các trường hợp viêm xoang sẽ tự khỏi mà không cần thuốc kháng sinh
Viêm xoang
cấp tính

  • Đau, sốt có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Rửa mũi bằng nước muối, xông thuốc có thể hữu ích
  • Dùng thuốc co mạch toàn thân hoặc tại chỗ trong một thời gian ngắn

Lưu ý: sử dụng kéo dài ( trên 5 ngày) các thuốc thông mũi tại chỗ (nhỏ mũi) có thể gây ra những biến chứng tại chỗ nên không được khuyến cáo.

·         Chỉ dùng kháng sinh cho những người bị viêm xoang cấp do vi khuẩn dựa trên khai thác bệnh sử và khám lâm sàng

Lưu ý: Trong trường hợp không có triệu chứng và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, đau hoặc nặng ở mặt một mình không phải là chẩn đoán viêm xoang do vi khuẩn
Viêm xoang thường xuyên

Điều trị như viêm xoang cấp
  • Nếu các đợt viêm xoang tái phát dưới 6 tuần thì dùng thuốc theo chọn lựa thứ hai
  • Nếu các đợt viêm xoang trên 6 tuần mới tái phát thì dùng các thuốc chọn lựa một

Viêm xoang mạn tính
Điều trị
hỗ trợ cũng quan trọng như điều trị bằng kháng sinh

  • Xịt mũi steroid có thể được dùng nhất là khi nghi ngờ dị ứng
  • Dùng thuốc co mạch tại chỗ không có lợi nhiều. Lưu ý: không sử dụng kéo dài quá 5 ngày.
  • Rửa mũi bằng nước muối
  • Cho thuốc chống dị ứng (thuốc kháng histamine) nếu có biểu hiện của dị ứng.
  • Dùng thuốc kháng sinh kéo dài đối với những người bị viêm xoang mạn tính (viêm xoang kéo dàihơn 12 tuần).

BIẾN CHỨNG
Các biến chứng của viêm xoang do vi khuẩn bao gồm:

·         Viêm mô tế bào quanh hốc mắt

·         Viêm màng não

·         Áp xe nội sọ

·         Tắc mạch do huyết khối tĩnh mạch nội sọ

·         Nhiễm trùng huyết

THEO DÕI
Nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng
sau 3 ngày điều trị
Nếu
tình trạng bệnh nhân có biểu hiện xấu đi bất cứ lúc nào, cần theo dõi để đánh giá lại bệnh nhân:

·         Có các biến chứng cấp tính của viêm xoang?

·         Chẩn đoán có chính xác?

·         Bệnh nhân có tuân thủ điều trị với thuốc?

Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trong các trường hợp sau:

  • Bất thường giải phẫu
  • các biến chứng
  • Bị từ 4 đợt viêm xoang nhiễm trùng trở lên trong một năm.
  • Viêm xoang mãn tính không đáp ứng với điều trị

PHÒNG NGỪA

  • Hạn chế sự lây lan của virus(Ví dụ:, rửa tay)
  • Tránh môi trường khói thuốc lá
  • Giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng trong môi trường
                                            
    Guideline hướng dẫn thực hành lâm sàng Alberta Canada 2007

Tin liên quan