slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Kiến thức cần biết

Khàn tiếng phải làm gì

Những bệnh lý ở niêm mạc dây thanh gây khàn tiếng
nhiều rối loạn lành tính niêm mạc dây thanh có thể gây khàn tiếng. Những tổn thương thường gặppolyp, hạt, dãn tĩnh mạch, nang, u hạt, phù reinke, u tế bào hạt, u nhầy thanh quản u nhú.
Hạt dây thanh
Hạt dây thanh có kích thước, hình dạng, tính đối xứng màu sắc rất khác nhau.luôn luôn xảy ra hai bên. Nguyên nhân chính do nói nhiều. Hạt thường xảy ra hai phần ba trước của dây thanh. Rung động của dây thanh quá mạnh kéo dài làm sung huyết phù nề mạch máu dưới niêm mạc. Sự phù nề kéo dài gây hyalin hóa lớp mô liên kết của niêm mạc. Cuối cùng, dẫn đến sự hình thành các nốt sần. Điều trị chủ yếu là điều chỉnh việc sử dụng dây thanh ví dụ nói ít đi và tránh nói quá lớn. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa 3 tháng không cải thiện.

Nang dây thanh
Nang dây thanh phát sinh từ lớp mô liên kết nông của niêm mạc. Nó có thể gắn vào dây chằng thanh âm.Tiền sử bệnh thường cho thấy sự lạm dụng giọng nói. Chúng có thể là nang nhầy do các tuyến nhầy tạo ra hoặc nang thượng bì do sự tích tụ keratin ở lớp dưới biểu mô. Hoạt nghiệm thanh quản cho thấy sự dao động không đối xứng của niêm mạc vùng nang do bị cứng. những bệnh nhân không có tiền sử lạm dụng giọng nói nếu bị nang dây thanh thì thường bị dạng nang nhầy. Điều trị nang nhầy thường là phẫu thuật còn nang thượng bì lại là âm thanh trị liệu.
Polyps
dây thanh
Polyp
dây thanh có nhiều hình dạng, kích thước và vị trí khác nhau. có thể có cuống hay không và có thể là mạch máu, xơ, hoặc hỗn hợp. Nguyên nhân chính thường là do chấn thương lớp mô liên kết nôngvi mạch máu. Vị trí phổ biến nhất là ở vùng giữa cơ niêm của dây thanh,nơi bị lực tác động lớn nhất. Điều trị polyp dây thanh là phẫu thuật.

Dãn tĩnh mạch dây thanh
Dãn tĩnh mạch dây thanh là do chấn thương vi mạch trong lớp mô liên kết. Phần lớn các tổn thương nằm ở mặt trên của dây thanh. hay gặp ở những người sử dụng dây thanh nhiều, đặc biệt nữ ca sĩ. Điều trị chủ yếu là âm thanh trị liệu. Can thiệp phẫu thuật có thể được chỉ định ở những bệnh nhân muốn cải thiện nhanh triệu chứng. Một trong những kỹ thuật thường được sử dụng là mở niêm mạc và lấy bỏ tĩnh mạch.
U hạt
dây thanh
Do sự phá vỡ niêm mạc sau chấn thương. Những u hạt này được phân loại thành u hạt tiếp xúc hoặc u hạt do đặt nội khí quản tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. U hạt tiếp xúc thường gặp ở những bệnh nhân ho mãn tính hoặc trào ngược acid vào vùng thanh quản sau.U hạt đặt nội khí quản là hậu quả của việc đặt nội khí quản làm ảnh hưởng đến màng sụn phễu, nó cũng có thể do soi phế quản ống cứng, hoặc các thủ thuật trực tiếp lên thanh quản. Phần lớn các u hạt nằm ở vùng sụn phễu. Điều trị chính bao gồm loại bỏ các nguyên nhân kích thích, chống trào ngược, và luyện âm. Phẫu thuật là phương sách cuối cùng sau phẫu thuật tỷ lệ tái phát rất cao.

U nhú (Papillomas)
U nhú vảy là một trong những u lành tính phổ biến nhất của thanh quản. U nhú thường nằm ở vùng cơ niêm, kích thước và hình dạng rất thay đổi. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng laser CO2 Microspot do khả năng cầm máu tốt. Tỷ lệ tái phát khá cao, ước tính khoảng 70%

U nhầy thanh quản
Cơ chế gây bệnh chính xác chưa rõ. U nhầy được phân loại là nội tại đơn thuần (trong sụn tuyến giáp) và kết hợp (bên trong và bên ngoài) hoặc hỗn hợp. U nhầy hay gặp ở những người thợ thổi thủy tinh do áp lực thở ra gắng sức liên tục gây tăng áp lực trong thanh quản làm giãn nở thanh thất. Nó cũng gặp ở những người mắc bệnh tắc nghẽn đường thở mãn tính. Ung thư thanh quản cũng thường gây u nhầy thanh quản.Điều trị chủ yếu là phẫu thuật nội soi.

Viêm dây thanh dạng polyp còn gọi là phù reinke
Là tình trạng sưng quá mức của lớp mô liên kết. Thường bị ở mặt trên của dây thanh. Hút thuốc, trào ngược họng thanh quản, và lạm dụng giọng nói là những yếu tố góp phần gây bệnh.  Khám thanh quản thấy vùng bờ và mặt trên của dây thanh phù nề nhiều, chứa dịch bên trong , màu nhợt nhạt. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị là bỏ thuốc lá. phòng ngừa và điều trị phản xạ trào ngược, cũng như trị liệu bằng giọng nói. Nếu điều trị nội khoa không hết thì nên can thiệp phẫu thuật. Các kỹ thuật chính được sử dụng là làm giảm lớp mô liên kết.
U tế bào hạt (Granular cell tumor)
Một nửa trong số tất cả các khối u tế bào hạt xảy ra trong
vùng đầu và cổ, vị trí phổ biến nhất là lưỡi và 10% xảy ra ở thanh quản. Độ tuổi trung bình là 37 tuổi. Chúng phát sinh từ các tế bào Schwann và biểu hiện tình trạng tăng sản dạng u biểu mô nên các bác sĩ giải phẫu bệnh thường nhầm lẫn với ung thư biểu mô tế bào vảy. Điều trị bằng phẫu thuật cắt u qua nội soi hoặc mổ hở đối với các khối u lớn và bị tái phát. Ngay cả khi không cắt hết mô bệnh nó cũng chỉ tái phát ở 10% bệnh nhân.
Kết luận
Khàn
tiếng là một trong những triệu chứng thường gặp. Dù đa số nguyên nhân gây khàn tiếng là lành tính nhưng Ung thư thanh quản cũng là một trong những ung thư thường gặp ở người Việt Nam (nhất là ở những người đàn ông lớn tuổi) Để chẩn đoán chính xác cần khai thác bệnh sử chi tiết, khám và nội soi thanh quản (nếu khàn tiếng trên 10 ngày không hết cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng và nội soi thanh quản). Quyết định phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại tổn thương. Nhìn chung, mục tiêu là phát hiện và điều trị sớm để bảo vệ tối đa cấu trúc giải phẫu bình thường để bảo tồn giọng nói.

                                                                                                                                      TS.BS Trần Anh Tuấn

Tin liên quan