slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Kiến thức cần biết

Thực hành lâm sàng AOM

Hướng dẫn thực hành lâm sàng (Alberta).


Lưu ý: hướng dẫn này không áp dụng cho những bệnh nhân sau đây:
      -   Dưới 6 tuần tuổi

      -  Trẻ sơ sinh đẻ non phải nhập viện
      -  bất thường sọ, mặt ví dụ  hở hàm ếch
      -  Bệnh hệ thống nặng, suy giảm miễn dịch
      -   Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính (ví dụ, nhiễm trùng huyết, xương chũm).

Định nghĩa

      -   Viêm tai giữa cấp tính (AOM): viêm và mủ trong tai giữa kèm theo các triệu chứng và dấu hiệu của     nhiễm trùng tai.
       -  Viêm màng nhĩ ("màng nhĩ đỏ "): viêm màng nhĩ đơn thuần hoặc kết hợp viêm tai ngoài.
       -  Viêm tai giữa có tràn dịch (OME): còn được gọi là viêm tai giữa thanh dịch: có dịch trong tai giữa nhưng không có triệu chứng hoặc dấu hiệu viêm tai cấp tính.
       -  Viêm tai giữa mạn tính mủ - quá trình viêm kéo dài kết hợp với thủng màng nhĩ và chảy dịch hơn 6 tuần.

Chẩn đoán

Việc phân biệt giữa AOM, Viêm màng nhĩ và OME rất quan trọng
Chẩn đoán
viêm tai giữa cấp tính (AOM)

    -     Các triệu chứng: đau tai, sốt, kích thích khó chịu.
Cấy dịch tai thường không có giá trị nhiều trong việc xác định tác nhân gây bệnh.
    -     Soi tai có dấu hiệu hòm nhĩ viêm, màng nhĩ phồng lên. Trong trường hợp màng nhĩ không phồng lên, thì hòm nhĩ phải có dấu hiệu viêm cấp tính và kém di động.

Chẩn đoán của viêm màng nhĩ

     -    Màng nhĩ di động bình thường có thể đỏ, nhất là vùng ngoại vi.

Chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch (OME)

      -   Không có dấu hiệu viêm cấp tính, mặc dù có thể nhìn thấydịch trong hòm nhĩ hoặc màng nhĩ kém di động.

Điều trị
   Điều trị tổng quát:

    -      Đau, sốt được điều trị bằng thuốc giảm đau, hạ sốt (acetaminophen, ibuprofen).
    -     Thuốc chống xung huyết mũi, thuốc kháng histamin thường không có lợi trong việc điều trị AOM đơn thuần. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng các thuốc này có thể hữu ích trong trường hợp nguyên nhân của AOM là do dị ứng.
     -    Thuốc corticosteroid, kháng sinh tại chỗ không được khuyến cáo.
     -    Hầu hết các trường hợp AOM chỉ cần điều trị triệu chứng và khôngcần dùng thuốc kháng sinh.

   Kháng sinh trị liệu

   -      Điều trị triệu chứng đau, sốt trong 2-3 ngày bằng thuốc giảm đau, hạ sốt và theo dõi.
    -     Nếu các triệu chứng xấu đi hay không đáp ứng thì điều trị với kháng sinh (Xem bảng 1).
    -    Viêm màng nhĩ:không cần dung thuốc kháng sinh.
   -   Viêm tai giữa thanh dịch: không cần dùng thuốc kháng sinh
   -     Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ dưới 2 tuổi: không cần dùng kháng sinh
    -    Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ từ 2 tuổi trở lên: điều trị bằng thuốc kháng sinh
         Kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ biến chứng trong AOM. Tuy nhiên tỷ lệ mắc các biến chứng này rất thấp.
   -     bằng chứng cho thấy điều trị kháng sinh 5 ngày là đủ để điều trị ban đầu AOM không biến chứng trong phần lớn các bệnh nhân.  

Theo dõi

          - Sau khi kết thúc điều trị, bệnh nhân hết triệu chứng thì không cần theo dõi thêm.

          -  Nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau 2-3 ngày điều trị bằng thuốc giảm đau, hạ sốt
  và các kháng sinh dòng đầu tiên, hoặc
triệu chứng xấu hơn, cần theo dõi đánh giá lại bệnh nhân.

   +      Có biến chứng cấp tính của AOM? (Ví dụ: xương chũm, viêm màng não, mặt tê liệt)
   +      Chẩn đoán khác
   +       Không tuân thủ chế độ sử dụng thuốc
   +        Không đáp ứng

Lưu ý:

   +         50% trẻ em sẽ có một tràn dịch 1 tháng sau AOM. Tuy nhiên điều trị kháng sinh kéo dài không cần thiết. 3 tháng sau giai đoạn AOM, tái khám đánh giá xem có bị OME kéo dài hay không vì nó có thể dẫn đến mất thính lực.
  +         Khoảng 10% trẻ em có tràn dịch 3 tháng sau AOM. Cho đánh giá sức nghe nếu tràn dịch kéo dài hơn 3 tháng sau AOM. Chích nhĩ nên được xem xét nếu có sự thất bại của 2 đợt điều trị kháng sinh liên tiếp (dòng đầu tiên, tiếp theo là dòng thứ hai)

Điều trị AOM tái phát

1.         Nếu tái phát cách nhau hơn 6 tuần,điều trị với các thuốc dòng đầu tiên.
2.         Nếu tái phát cách nhau dưới 6 tuần,điều trị với các thuốc dòng thứ hai.

AOM  tái phát thường xuyên

  Theo dõi theo thời gian là hợp lý vì AOM giảm dần khả năng tái phát theo tuổi.

Hãy xem xét đặt ống thông nhĩ nếu:

-       OME kéo dài 3 tháng và giảm thính lực 2 bên ít nhất 20 dB.
-        Tái phát 3 lần trong 6 tháng
-        Tái phát 4 lần trong 12 tháng
-         Màng nhĩ co lõm lại.

Kháng sinh Dự phòng: không khuyến cáo vì làm tăng khả năng kháng thuốc và tính trung bình dùng kháng sinh dự phòng chỉ giảm được AOM  khoảng 1 lần mỗi năm.

Phòng ngừa

1.         Rửa tay.
 2.        Cho con bú.
 3.        Tránh môi trường khói thuốc lá.
 4.        Tránh ăn trong một tư thế nằm ngửa.

                                                                        Theo Alberta Clinical Practice Guideline 2000

Tin liên quan