Kiến thức cần biết
Chăm sóc sau phẫu thuật xoang
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi chức năng xoang
1. Chế độ sinh hoạt
· Nghỉ ngơi tại nhà trong 24 giờ đầu tiên sau khi phẫu thuật.
· Không nên đi du lịch xa trong ít nhất một tuần sau phẫu thuật.
· Không nên hoạt động thể lực nặng như tập thể dục, chạy xe đạp, bơi lội hay hoạt động thể thao khác cho đến khi bác sĩ cho phép.
· Nằm nghỉ đầu cao (2 hoặc 3 gối) cho cảm giác dễ chịu hơn.
· Không xì mũi cho đến khi được phép (thường là một tuần sau khi phẫu thuật).
· Nên xịt mũi nước muối mỗi một hoặc hai giờ. Điều này sẽ giúp làm ẩm mũi của bạn và ngăn chặn hình thành lớp vảy lớn trong mũi và các xoang
2. Chế độ ăn uống
· Uống nhiều nước, chất lỏng trong 3 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật.
· Vào ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, nhiều trẻ em có thể ăn thức ăn mềm như cháo, táo xay, khoai tây nghiền hoặc chuối.
· Có thể ăn bình thường trở lại khi bệnh nhân cảm thấy đã sẵn sàng.
· Ăn sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy.
3. Đau
· Theo chỉ định của bác sĩ , thông thường chỉ cần dùng giảm đau bằng acetaminophen. Nếu có nhét meche mũi, đau có thể nhiều hơn, cần dùng thuốc giảm đau mạnh hơn. Gọi bác sĩ nếu cơn đau kéo dài hơn 1 tuần.
· Không dùng thuốc aspirin hoặc các chế phẩm của nó.
4. Chảy máu
· Trong hai ngày đầu sau mổ, mũi có thể chảy ra ít máu, lượng ít và giảm dần. có thể dùng một miếng gạc đặt ngay dưới lỗ mũi để thấm máu, gạc này cần phải thay đổi thường xuyên.
· Khi máu chảy ra cửa mũi trước, hoặc xuống sau họng, bạn nên ngồi thẳng đứng ngửa đầu về phía sau và thở nhẹ nhàng bằng mũi. Không khịt máu hoặc xì mũi, vì điều này có thể làm chảy máu nhiều hơn.
· Trong một tuần đầu có thể thấy dịch hồng hồng chảy ra cửa mũi, dịch sẽ trong dần.
· Sau 2-3 tuần, mũi bạn có thể chảy ra ít dịch màu nâu. Đây là chất nhầy và máu cũ, và là bình thường.
5. Nhiễm trùng
· Cần phải tiếp tục kháng sinh theo y lệnh cho đến khi bệnh của bạn gần như khỏi hoàn toàn.
· Tiêu chảy từ việc sử dụng kháng sinh có thể xảy ra và có thể dẫn đến một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu tiêu chảy xảy ra, bạn nên ngưng sử dụng kháng sinh và báo bác sĩ. Nếu tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, cũng cần liên hệ với bác sĩ.
6. Các vấn đề cần theo dõi:
· Theo dõi nhiệt độ
· Có hay không tình trạng chảy nước mũi trong lương nhiều kéo dài
· Thay đổi thị lực hoặc sưng mắt
· Đau đầu nhiều kéo dài, ngày càng tăng, không đáp ứng với thuốc giảm đau, có biểu hiện cứng cổ.
· Gọi bác sĩ nếu:
• Chảy máu mũi kéo dài hơn 3 ngày.
• Chảy mũi nước trong nhiều và kéo dài.
• Không giảm đau được bằng acetaminophen (ví dụ Panadol, Tylenol).
• Sưng mặt hoặc mắt ngày càng tăng.
• Có sự thay đổi thị lực.
• Đau đầu nhiều.
• Sốt cao hơn 38,8°C.
• Nôn mửa kéo dài hơn 6 giờ.
TS.BS. Trần Anh Tuấn
(Nguồn: Bệnh viện Nhi trung tâm Cincinnati 2011)