slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Một quyết định hợp lòng dân

Cập nhật: 25/04/2013

Trong những ngày qua, một số cơ quan truyền thông đăng tải thông tin phản ánh việc Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn cải tiến quy trình khám chữa bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện” trong đó có việc rút ngắn thời gian khám - chữa bệnh xuống chỉ còn từ 2 - 4 tiếng là khó thực hiện, thậm chí còn cho rằng việc rút ngắn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Nhưng thực tế, nhiều người bệnh rất hài lòng và đánh giá cao việc Bộ Y tế đưa ra quy định trên trong bối cảnh khó khăn hiện nay là sự nỗ lực rất lớn và tích cực. Quy định trên là hoàn toàn hợp lòng dân vì rút ngắn thời gian chờ, cải cách thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh có bảo hiểm y tế.

Rút ngắn quy trình khám chữa bệnh

Theo “Quyết định ban hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của bệnh viện” chứ không phải như tiêu đề một số báo phản ánh được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 22/4 với mục đích thống nhất quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của các BV; hướng dẫn các BV thực hiện những giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong KCB, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh có bảo hiểm y tế. Hướng dẫn này áp dụng cho BV, viện có giường bệnh nhà nước và tư nhân. Theo đó, Bộ Y tế đề ra chỉ tiêu phấn đấu về thời gian khám lâm sàng đơn thuần trung bình dưới 2 giờ; khám lâm sàng có làm thêm một kỹ thuật xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng thời gian khám trung bình dưới 3 giờ; khám lâm sàng có làm thêm hai kỹ thuật phối hợp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng thời gian khám trung bình dưới 3,5 giờ; thời gian khám trung bình dưới 4 giờ đối với khám lâm sàng có làm thêm 3 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Về lưu lượng khám, phấn đấu đến năm 2015, trung bình mỗi buồng khám tối đa chỉ khám 50 người bệnh/8 giờ và đến năm 2020 chỉ khám 35 người/8 giờ. Trong trường hợp số lượng người bệnh tăng đột biến do các nguyên nhân khác nhau thì phấn đấu tối đa mỗi buồng bệnh khám không tăng quá 30% chỉ tiêu trên... Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế quy định chi tiết thời gian phải chờ đợi của bệnh nhân theo xu hướng càng rút ngắn càng tốt. Cụ thể, quy trình khám bệnh theo 8-12 bước nay sẽ rút xuống còn 4 bước gồm: tiếp đón, khám lâm sàng và chẩn đoán, thanh toán viện phí, cuối cùng là phát lĩnh thuốc.

Như vậy, với việc áp dụng quy trình mới, số thủ tục cũng như thời gian mà người bệnh phải chờ đợi sẽ giảm đi một nửa.

Ngoài ra, trong quá trình tiếp đón bệnh nhân, bệnh viện áp dụng máy phát số tự động, không để bệnh nhân tự photo giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện... và việc này sẽ được tự động hóa bằng công nghệ thông tin để giảm phiền hà cho người bệnh. Hiện nay, tại các bệnh viện, việc thu nộp, thanh toán viện phí khiến bệnh nhân và người nhà hết sức vất vả. Thông thường khi vào viện, người bệnh sẽ phải đóng một khoản tạm ứng tiền viện phí. Sau đó, trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ nộp tiền làm xét nghiệm, siêu âm, chiếu chụp… do bác sĩ chỉ định. Đến khi ra viện, người bệnh tiếp tục phải chờ đợi để được trả lại khoản tiền ứng viện phí còn dư hoặc nộp thêm nếu không đủ. Với cách làm mới, người bệnh sẽ không phải nộp tiền tạm ứng trước mà chỉ cần nộp thẻ bảo hiểm y tế, đến khi ra viện sẽ nộp viện phí một lần.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Yên, ở Bát Xát (Lào Cai) điều trị tại Khoa Sản, BV Bạch Mai cho biết: “Mặc dù chỉ được biết quy định mới của Bộ Y tế trên báo chí nhưng thật lòng chúng tôi vui mừng không kể đâu cho hết, nếu các bệnh viện áp dụng quy định này thì với chúng tôi chỉ giảm thời gian được 30 phút thôi cũng là quý lắm rồi. Mong rằng quy định sớm thực hiện để người bệnh bớt nỗi âu lo trong sự chờ đợi”. Còn ông Nguyễn Việt Hùng, ở Lê Chân (Hải Phòng) cho rằng, đây thật sự là tin vui cho người bệnh. Để thực hiện được việc giảm thời gian chờ đợi khám, những người bệnh như chúng tôi thiết tha mong các bệnh viện cần đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, đặc biệt là Khoa khám bệnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí đủ nhân lực, bổ sung các trang thiết bị cần thiết. Bệnh viện cũng cần áp dụng mã vạch, thẻ từ trong việc xác định người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc trao đổi thông tin giữa người bệnh và bác sĩ. Biết rằng, các bệnh viện đã cố gắng rất nhiều trong chỉ đạo nâng cao thái độ khi tiếp xúc người bệnh nhưng thực sự chúng tôi cần đột phá mạnh mẽ như quy định mới này để rút ngắn thời gian chờ đợi.

Kết hợp nhiều giải pháp thực hiện quyết liệt

Bên cạnh việc quy định rút ngắn thời gian khám chữa bệnh nhằm tránh gây phiền hà cho người bệnh, nhiều giải pháp quyết liệt đã được ngành y tế kết hợp thực hiện nhằm giải quyết tình trạng quá tải hiện nay. Từ năm 2005, Bộ Y tế đã thí điểm triển khai Đề án Bệnh viện vệ tinh về chuyên ngành ngoại khoa và nội khoa. Mục tiêu của đề án là tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho một số đơn vị vệ tinh của BV Bạch Mai và BV Hữu nghị Việt Đức. Hoạt động chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị y tế, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa thông qua mạng internet (Telemedicine). Kết quả của Đề án thí điểm là rất tốt, các bệnh viện vệ tinh của hai BV Hữu nghị Việt Đức, BV Bạch Mai đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, công nghệ y tế, năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao, tỷ lệ chuyển người bệnh lên tuyến trên giảm.

BV Hữu nghị Việt Đức là minh chứng tiêu biểu cho thành công của bệnh viện vệ tinh trong giảm tải bệnh viện. Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 1 giữa BV Hữu nghị Việt Đức với 6 BV đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao năng lực chuyên môn, tăng khả năng cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại BV. Đặc biệt, một số BV năng lực điều trị tăng lên rõ rệt như BVĐK Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa. Ở BVĐK Phú Thọ, năm 2004 bệnh nhân chuyển tuyến TW là 22%, năm 2011 giảm còn 3%. Tất cả các BV vệ tinh đều nhận thấy đầu tư của dự án đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao năng lực chuyên môn, tăng khả năng cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại BV, cụ thể, số lượng bệnh nhân được giữ lại điều trị tăng lên về số lượng, số bệnh nhân được phẫu thuật thuộc các chuyên ngành được dự án hỗ trợ đã tăng nhiều lần về số lượng và chất lượng, giảm số bệnh nhân chuyển tuyến.

Tiếp theo thành công của giai đoạn 1 Dự án BV vệ tinh, BV Hữu nghị Việt Đức đề xuất 12 BV vệ tinh. Dự án tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn về ngoại khoa, kinh nghiệm quản lý cho cán bộ y tế và mở rộng, phát triển các dịch vụ kỹ thuật, tăng cường chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các BV tuyến tỉnh một cách bền vững và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh ngay tại cơ sở, rút ngắn khoảng cách chất lượng dịch vụ y tế giữa Trung ương với địa phương và góp phần giảm tải cho BV Hữu nghị Việt Đức và các BV tuyến trên. Đối với 6 BV giai đoạn 1 sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển các kỹ thuật ngoại khoa chuyên sâu.

Đề án BV vệ tinh BV Bạch Mai với 8 BVĐK là Hà Đông, Bắc Ninh, Phố Nối - Hưng Yên, Nam Định, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An với 20 lĩnh vực chuyên môn, quản lý ưu tiên như hồi sức cấp cứu, nội khoa; cận lâm sàng; chống nhiễm khuẩn bệnh viện; truyền nhiễm; công nghệ thông tin, kết nối mạng trực tuyến; truyền thông giáo dục sức khỏe và quản lý bệnh viện. Qua hơn 2 năm thực hiện, đề án đã đạt được những thành tựu quan trọng mang tính đột phá với hàng ngàn cán bộ y tế được nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý qua các khóa đào tạo. Đặc biệt, hàng trăm cán bộ nòng cốt của các bệnh viện vệ tinh đã được đào tạo thành giảng viên nguồn. Gần 100 khung chương trình, tài liệu được biên soạn và chuẩn hóa. Các loại hình đào tạo mới như đào tạo kỹ năng mềm, đào tạo từ xa bắt đầu được triển khai. Cẩm nang hướng dẫn chẩn đoán, điều trị với 203 phác đồ cùng 50 tiêu chuẩn đơn vị chuyên môn được xây dựng, ban hành…

Từ những thành công ban đầu trong thực hiện Đề án BV vệ tinh đối với cấp cứu ngoại khoa, nội khoa của BV Hữu nghị Việt Đức và BV Bạch Mai, tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giảm quá tải BV giai đoạn 2013 trong đó ghi rõ: “Ưu tiên thành lập mạng lưới BV vệ tinh của 5 chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số BV tuyến Trung ương, BV tuyến cuối của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm BV hạt nhân; đồng thời phát triển một số BV tuyến tỉnh, tuyến huyện làm BV vệ tinh của các BV hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 BV, khoa vệ tinh trở lên; nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các BV vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng người bệnh từ BV tuyến dưới chuyển lên tuyến trên thông qua hoạt động: đào tạo cán bộ y tế và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các BV vệ tinh; tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa BV hạt nhân và BV vệ tinh thông qua hệ thống công nghệ thông tin”.

Hiện nay, để thực hiện Đề án Giảm tải BV, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án BV vệ tinh giai đoạn 2013-2020. Đề án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực y tế tuyến dưới về khám bệnh, chữa bệnh thông qua hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao được thuận lợi và góp phần giảm quá tải BV tuyến trên. Theo đó sẽ hình thành và phát triển mạng lưới BV vệ tinh gồm một số BV trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Sở Y tế Hà Nội và một số tỉnh, thành trực thuộc TW về các chuyên khoa hiện đang quá tải trầm trọng là ngoại chấn thương, tim mạch, ung bướu, sản và nhi. Đồng thời, đề án sẽ nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế tại các BV vệ tinh thông qua việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (telemedicine)... Giai đoạn 2013 - 2015: Ưu tiên đầu tư 45 BV tuyến tỉnh là BV vệ tinh của 14 BV hạt nhân (9 BV trực thuộc Bộ Y tế và 5 BV trực thuộc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh). Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục duy trì kết quả của Đề án BV vệ tinh giai đoạn 2013-2015, đồng thời căn cứ vào thực trạng quá tải bệnh viện, điều kiện kinh tế xã hội để mở rộng đề án.

Được biết, song song với những yêu cầu nêu trên, Bộ Y tế sẽ trình đề xuất tăng lương khởi điểm và ưu đãi theo thâm niên cho cán bộ y tế như với những gì mà cán bộ ngành giáo dục đang được hưởng. Tăng thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống cho cán bộ y tế là giải pháp quan trọng để cán bộ ngành y toàn tâm toàn ý hơn với việc cứu người.

Như vậy, việc Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của BV” nhằm rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh có bảo hiểm y tế là quy định hợp lòng dân và được dư luận hoàn toàn ủng hộ trong giai đoạn hiện nay. Người dân và các cơ quan truyền thông hiểu đúng và chia sẻ với những khó khăn hiện tại của ngành y tế cũng như nhìn nhận tích cực về những nỗ lực của ngành với nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng quá tải, cải cách thủ tục hành chính... sẽ góp phần cùng ngành từng bước giải quyết những vấn đề đang tồn tại hiện nay.

TS-CT 

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 diễn ra ngày 24/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực, cố gắng, những kết quả mà ngành y tế đạt được trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong năm 2012. Năm 2012, toàn ngành y tế đã tập trung các giải pháp quyết liệt thực hiện 4 chỉ tiêu Quốc hội giao, 17 chỉ tiêu Chính phủ giao, 5 mục tiêu Thiên niên kỷ về y tế trên tổng số 8 mục tiêu Thiên niên kỷ quốc gia; 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế năm 2012 và đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.

                                                                                                                                                                               Theo Suckhoe&doisong.

Tin liên quan