Tin trong nước
Các dạng nhức đầu thường gặp
1. Nhức đầu do bệnh mũi xoang
Những cảm giác gây khó chịu vùng trước mặt thường gây ra bởi viêm xoang hay rối loạn do bệnh nhức đầu. Cũng có thể các rối loạn này có thể không do bệnh viêm xoang mạn hay migraine gây ra. Tất cả các loại viêm xoang đều có thể gây khó chịu vùng mặt.
Các bác sĩ đã xác định ra nhiều loại viêm mũi xoang
Các bác sĩ đã xác định ra nhiều loại viêm mũi xoang như viêm mũi xoang cấp tính, bán cấp, hay tái phát, mạn tính, đợt cấp của bệnh mạn tính), đặt ra những tiêu chuẩn chính và phụ gồm đau hoặc cảm giác nặng vùng mặt (tiêu chuẩn chính), nhức đầu (tiêu chuẩn phụ). Xác định cũng nói rõ: “Sốt hay đau vùng mặt khi không có những triệu chứng hay dấu hiệu bệnh lý ở mũi, không nên nghĩ đến bệnh viêm mũi – xoang”.
Thêm vào việc đau nhức vùng mặt, viêm xoang cũng có thể gây các triệu chứng về mũi. Ngược lại, viêm mũi dị ứng, vận mạch, nhiễm trùng mũi cũng có thể gây đau và nặng ở mặt. Có nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh lý các vùng nhỏ trong mũi hay xoang có thể gây cơn đau ở mặt lan rộng đến các cấu trúc ở mặt.
2. Nhức đầu do căng thẳng các cơ vừng sọ mặt và cổ
Nhức đầu do căng thẳng, thường xảy ra nhất, người bệnh có cảm giác bị kéo căng vùng đầu. Các triệu chứng bệnh nhức đầu này không tăng khi vận động cơ thể và không có các triệu chứng điển hình của migraine như buồn nôn, ói mửa, sợ tiếng động, sợ ánh sáng.
Căng thẳng được cảm thấy ở đầu và cổ do sự căng các cơ như ở cổ, vai, thái dương, trán. Nhiều người bị bệnh này có cảm tưởng như đang bị viêm xoang vì cảm giác đau vùng trán, và dùng các thuốc điều trị viêm xoang thấy có thuyên giảm. Cơn đau đơn thuần ở xoang trán không kèm theo triệu chứng nào ở mũi hầu như không bao giờ do viêm xoang. Các triệu chứng đau giảm khi điều trị viêm xoang là do các thuốc giảm đau và do thuốc kháng histamine có tác dụng an thần nhẹ.
Chẩn đoán viêm mũi xoang phải dựa trên những tiêu chuẩn chính (như cảm giác đau, nặng vùng mặt, xung huyết hoặc sưng nề vùng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi nước, nhày hay mủ, giảm hay mất khứu giác, hoặc khám mũi thấy có mủ bên trong) và tiêu chuẩn phụ (nhức đầu, sốt, hơi thở hôi, mệt mỏi, đau răng, ho, đau tai hoặc cảm giác nặng, đầy trong tai).
Chẩn đoán viêm xoang dựa vào việc khám, nội soi mũi, X-quang. ít khi viêm mũi hoặc viêm xoang mà hình ảnh CT-Scan cho kết quả bình thường bình thường. Ngay cả bệnh nhân bị các triệu chứng viêm xoang do xoang dãn rông, chứa đầy hơi, chụp X-quang xoang không mờ, nhưng có các bệnh lý khác ở khu vực lỗ mũi xoang như bất thường ở mỏm móc hay các tế bào xoang sàng phát triển lớn làm trở ngại cho sự thông khí mũi xoang.
3. Nhức đầu do viêm xoang kết hợp với migraine
Bệnh đau nửa đầu thường khởi đầu bằng những triệu chứng thần kinh khu trú
4. Đau nửa đầu có triệu chứng báo trước
Bệnh đau nửa đầu thường khởi đầu bằng những triệu chứng thần kinh khu trú ở vỏ não hoặc thùy não rồi phát triển dần dần trong 5-20 phút phát bệnh, kéo dài ít hơn 60 phút. Tiếp theo đó là đau đầu, buồn nôn và sợ ánh sáng. Có thể rối loạn thị lực cùng bên với phía có đau đầu, có cảm giác dị cảm như kiến đốt, kim châm, yếu nửa người hay nói khó hoặc mất ngôn ngữ.
Các triệu chứng kéo dài dưới 60 phút và sẽ hồi phục hoàn toàn - đây là điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt với những chứng đau đầu khácTrong lúc đang đau nửa đầu không nên để bệnh nhân gặp căn thẳng, tránh Stress, kiêng ăn sôcôla, phomat, cà phê, rượu, thuốc lá hay thuốc ngừa thai vì chúng có thể tạo điều kiện cho bệnh dễ xuất hiện hơn. Việc điều trị chứng đau nửa đầu thường phải sử dụng đến các thuốc nhóm ergotamin.
Phòng bệnh đau nửa đầu bằng các thuốc chẹn beta, ức chế canxi và kháng serotonin do bác sỹ điều trị chỉ định dùng. Các kết quả theo dõi khoa học gần đây của các chuyên gia tai mũi họng nhận thấy những người đau nửa đầu thường tăng nhiều hơn nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Một số khác lại thấy có bệnh nhức đầu sau khi quan hệ tình dục (ở cả nam lẫn nữ).
Phòng bệnh đau nửa đầu bằng các thuốc chẹn beta
Ngoài ra vi khuẩn Helicobacter Pylori (thường gây ra chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng) cũng có vai trò trong một số trường hợp đau đầu do sự gây viêm và biến đổi nội mạc mạch máu của chúng, cách chữa loại đau đầu này chỉ đơn giản là dùng kháng sinh.
Trong đời sống hằng ngày nếu bị đau đầu chúng ta cũng có thể loại bỏ chúng bằng một vài động tác nhẹ nhàng như bấm mạnh vào điểm giữa hai lông mày và xoa xoa thành những vòng tròn nhỏ rồi đặt hai ngón tay trỏ vào góc ngoài của hai đuôi mắt và xoa vuốt ngược lên phía trên. Sau đó đặt 2 ngón tay trỏ lên huyệt thái dương và xoa thành những vòng tròn nhỏ. Việc cử động và xoa bóp cổ gáy cũng có hiệu quả tương tự vì chúng làm giảm bớt sự căng thẳng và co rút gây đau của các cơ ở vùng vai gáy.
5. Cách phòng chống các bệnh đau đầu
- Để phòng ngừa chứng đau đầu nên hạn chế dùng rượu, sôcôla, đồ ăn nhiều mỡ, mì chính, dùng ít các gia vị cay nóng... và cố gắng hạn chế mất ngủ, stress hay hút thuốc lá.
- Sinh hoạt, ăn ngủ điều độ và tập thể dục hằng ngày cũng có tác dụng rõ rệt trong việc điều hòa các căng thẳng thần kinh và giúp cho giấc ngủ thuận lợi hơn.
- Ngoài ra trước khi đi ngủ và sáng sớm lúc thức dậy nên dùng bàn tay xoa bóp vùng trán, hai bên thái dương và quanh hai hố mắt, đỉnh đầu... giúp bạn hạn chế được sự phát sinh của các cơn đau đầu.
Tags: nhức đầu kéo dài, trị nhức đầu tại nhà, thường xuyên nhức đầu mệt mỏi, nhức đầu uống thuốc gì, đau đầu, nhức đầu chóng mặt, nhức đầu buồn nôn, trị nhức đầu không dùng thuốc