slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Triệu chứng nghe kém ở trẻ em phần 1

Cập nhật: 02/04/2018
Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ… Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.

1. Các chỉ định cần kiểm tra thính lực cho trẻ em

  
Trẻ học giao tiếp bằng cách phản hồi lại âm thanh xung quanh. Trẻ bắt chước các âm thanh này và từ đó cải thiện khả năng nghe và nói. Những khả năng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng học hỏi của trẻ. Ước tính có tới 90% số trẻ bị khiếm thính khi sinh ra có cha mẹ hoàn toàn bình thường. Trẻ bị khiếm thính nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp, đọc và thực hành các kỹ năng xã hội. Do vậy, cần xác định và điều trị những vấn đề về thính lực ngay trong giai đoạn sớm.

Có hàng loạt các yếu tố nguy cơ của mất thính lực ở trẻ em, do đó, có hàng loạt lý do đặc biệt tại sao cần phải tầm soát hay kiểm tra sức nghe của trẻ. Các chỉ định chung đối với việc đánh giá sức nghe bao gồm: 
 
nghe kém ở trẻ em
Trẻ có thể bị mất thính lực có thể do di truyền
 

− Chậm nói. 
− Mắc bệnh viêm tai giữa thường xuyên hoặc tái phát. 
− Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền). 
− Bị các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon). 
− Các bệnh truyền nhiễm gây ra mất thính lực (viêm màng não, bệnh sởi và nhiễm cytomegalovirus). 
− Các thuốc điều trị có thể gây mất thính lực như là một tác dụng phụ, bao gồm một số thuốc kháng sinh và một số chất của hóa trị liệu.
− Học kém.  

− Đã được chẩn đoán không có khả năng học tập hoặc những bệnh khác, như tự kỷ hoặc rối loạn phát triển đều khắp. Ngoài ra, tình trạng mang thai và tình trạng khi sinh có thể liên quan với mất thính lực của trẻ. Nếu có một bệnh sử bao gồm những trường hợp sau đây, trẻ cần phải được đánh giá thính lực. 
− Trọng lượng sinh thấp (ít hơn 1kg) và / hoặc sinh non. 
− Phải hỗ trợ thông khí (để giúp thở hơn 10 ngày sau khi sinh). 
− Điểm số Apgar thấp (số được tính khi sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh). 
− Vàng da nặng sau khi sinh. 
− Mẹ bị bệnh trong khi mang thai.
− Não úng thủy.  
nghe kém ở trẻ em
Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường 

Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họcó thể xuất hiện triệu chứng nghe kém vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại thường các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói. Trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác. Điều này có nghĩa là nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Vì lý do này, nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện tầm soát khiếm thính chung (universal hearing screen) cho tất cả các trẻ sơ sinh trước khi rời bệnh viện về nhà.
 

2. Các nghiệm pháp kiểm tra thính lực cho trẻ em  

 
Nghiệm pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh 
 
Đối với thử nghiệm này, trẻ ngồi trên đùi của cha, mẹ hay người chăm sóc trẻ ở trung tâm của phòng đo. Loa ở phía bên phải và bên trái của trẻ. Các loa có đồ chơi (thường được gắn bên trong hộp) treo dưới đáy, có thể cử động khi đang đo. Đứa trẻ sẽ quay có “điều kiện” về bên hướng mà từ đó âm thanh được phát ra. 

Để nghe được âm thanh phải trải qua một quá trình bao gồm 4 bước như sau:

 
- Các tai bên ngoài đưa âm thanh vào trong ống tai hoặc tai giữa.
- Tai giữa sau đó truyền âm thanh thông qua một loạt các xương nhỏ được gọi là xương búa và đe tai bên trong tai. Những xương này sau đó “dịch” những rung động âm thanh thành các xung thần kinh.
- Sau đó, tai trong kết nối những rung động trực tiếp đến vô số các đầu dây thần kinh tham gia với nhau để hình thành các dây thần kinh thính giác.

- Các dây thần kinh thính giác sau đó truyền những xung động đến não, nơi họ được phân tích và âm thanh được cảm nhận.

Khi đứa trẻ quay đúng hướng, đồ chơi sẽ được thắp sáng lên và cử động, thu hút sự chú ý và khuyến khích trẻ tiếp tục tham gia vào thử nghiệm. Trẻ em (và người lớn) theo bản năng sẽ quay về phía âm thanh mới lạ mà không cần phải suy nghĩ về những phản ứng, đó là lý do tại sao thử nghiệm này hiệu quả cho trẻ em nhỏ đến 5 tháng tuổi. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng với tai nghe chèn nhỏ, cho phép kiểm tra nghe riêng khả năng của mỗi tai. Dưới đây là một sơ đồ bố trí cho thử nghiệm VRA. 

 
nghe kém ở trẻ em
Cần vệ sinh tai cho trẻ đúng cách để ngăn ngừa các bệnh về tai
 
Tuy nhiên, nghiệm pháp VRA có một số hạn chế. Để nghiệm pháp kiểm tra chính xác nghe kém ở trẻ em, trẻ phải tham gia và cần phải hợp tác và có biểu hiện báo nghe. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng các loa để thử nghiệm, kết quả chỉ để dự đoán cho tai “tốt hơn”. Nó không cho biết liệu em bé bị khiếm thính một tai hay cả hai tai, trừ khi sử dụng một thiết bị để cô lập các tai (ví dụ, tai nghe). 

Nghiệm pháp đo thính lực - chơi  

Ở nghiệm pháp này âm thanh được ghép chung với một đáp ứng hoặc nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, trẻ được dạy để miếng gỗ đồ chơi gần với má của nó. Khi trẻ nghe âm thanh, trẻ đặt miếng gỗ đó vào hộp đồ chơi. 

Kiểm tra thính lực bằng lời nói  

Kiểm tra nói có thể được hoàn thành bằng cách sử dụng hình ảnh, ví dụ, đứa trẻ chỉ đúng ảnh mà người kiểm tra yêu cầu với giọng nhỏ dần đi. Một lần nữa, ở thử nghiệm này trẻ cần là một người sẵn sàng tham gia. Ưu điểm của nghiệm pháp này là kết quả thu được thường chi tiết như là một thử nghiệm dành cho người lớn.
 

3. Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan 

 
Đo nhĩ lượng  

Đo nhĩ lượng đồ và phản xạ cơ bàn đạp tạo thành một bộ đo chính được sử dụng trong các cơ sở thính học. Nó rất nhậy trong các trường hợp tổn thương tai giữa, thậm chí ở những người không bị, chỉ giảm thính giác rất ít hoặc gây ra triệu chứng các bệnh viêm tai ngoài. Ưu điểm của nó là biện pháp khách quan vì thế có thể sử dụng cho những trường hợp không hợp tác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 

 
nghe kém ở trẻ em
Cần chăm sóc và bảo vệ trẻ để tránh những tai nạn có hại cho tai

Nhĩ lượng đồ được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Áp suất không khí được thay đổi trong ống tai từ dương sang âm, làm cho màng nhĩ chuyển động và sự chuyển động của màng nhĩ được ghi lại. Số lượng và hình dạng của chuyển động có thể loại trừ hoặc chỉ ra các vấn đề khác nhau, như: dịch phía sau màng nhĩ, màng nhĩ bị thủng, hoặc chuỗi xương con màng nhĩ bị cứng (ví dụ, xơ nhĩ = otosclerosis). Nghiệm pháp này thực hiện nhanh chóng, khách quan và không đau (mặc dù đôi khi đầu dò bịt kín ống tai có thể làm trẻ em khó chịu).    
 
Các nghiên cứu về triệu chứng nghe kém ở trẻ gần đây cho thấy các nhĩ lượng đồ “bình thường” có thể phản ánh sai do các mô mềm trong ống tai, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, có thể chuyển động. Vì thế ở trẻ em có thính lực đồ bình thường có thể cho kết quả giảm chuyển động của màng nhĩ. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng âm tần số cao để đo nhĩ lượng đồ cho trẻ em như âm có tần số 1000 Hz vì nó không bị ảnh hưởng bởi các mô mềm yếu trong ống tai trẻ và cùng lúc vẫn đo được sự chuyển động của màng nhĩ. 

>>Xem tiếp: Triệu chứng nghe kém ở trẻ em phần 2


Tags: cách chữa tai nghe kém, nghe kém bẩm sinh, nghe kém tiếp nhận, giảm thính lực một bên tai, cách làm tăng thính lực, tai trái nghe kém hơn tai phải, dấu hiệu trẻ nghe kém, tai nghe không rõ tiếng.

Tin liên quan