slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Tìm hiểu bệnh sẹo hẹp thanh khí quản.

Cập nhật: 27/03/2018
Sẹo hẹp thanh khí quản (SHTKQ) là biến chứng do tổn thương thanh quản (TQ) hoặc khí quản (KQ) do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải gây ra sẹo từ đó làm hẹp khẩu kính đường thở. Theo phân loại của Myer và Cotton thì sẹo hẹp ở thanh quản hạ thanh môn được tính là độ I khi khẩu kính đường thở hẹp 50%. Khi khẩu kính đường thở giảm trên 60% thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó thở. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến sẹo hẹp thanh khí quản mắc phải.
Nguyên nhân của bệnh sẹo hẹp thanh khí quản là tiền sử bệnh nhân bị mắc các bệnh như thoái hoá dạng tinh bột, viêm nhiễm sụn mạn tính, các u lành tính và ác tính ở thanh khí quản. Nguyên nhân mắc bệnh phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong.
 
bệnh sẹo hẹp thanh khí quản
Triệu chứng đầu tiên là khó thở ở vùng
 thanh quản
 

1. Chuẩn đoán bệnh sẹo hẹp thanh khí quản


Triệu chứng đầu tiên là khó thở ở vùng thanh quản, nếu như sẹo hẹp ở thanh môn thì sự di động của dây thanh bị hạn chế gây nên khàn tiếng, mất tiếng, khó nuốt, thở rít và có thể cả viêm phổi. Bệnh nhân đang phải đặt ống thở thì có triệu chứng khó rút ống, phải đặt lại ống hoặc mở khí quản. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sẹo hẹp mắc phải. Bác sỹ sẽ soi thanh quản bằng ống soi mềm để đánh giá sự vận động của dây thanh trước khi phẫu thuật, đây cũng lad một căn bệnh tai mũi họng gây nguy hiểm cho bênh nhân.

Phương pháp soi thanh khí quản bằng ống soi mềm: ho phép đánh giá vị trí của đoạn hẹp, chiều dài đoạn hẹp, mức độ hẹp và tình trạng của thanh khí quản ở dưới đoạn hẹp. Đây cũng là phương tiện để đánh giá tình trạng của thanh khí quản sau phẫu thuật. 

 
bệnh sẹo hẹp thanh khí quản
Phương pháp soi thanh khí quản trực tiếp

Soi thanh khí quản trực tiếp: Phương pháp quan trọng nhất để đánh giá sẹo hẹp thanh khí quản là soi trực tiếp thanh khí quản ống cứng, chiều dài và tình trạng của sẹo hẹp được đánh giá trực tiếp. Soi thanh khí quản đánh giá được sẹo mềm (sẹo mới) hay cứng (sẹo cũ). Soi thanh khí quản là cần thiết để loại trừ bệnh kết hợp cả khí và phế quản. Đường kính của đường thở được đo một cách khách quan bằng cách đưa qua chỗ hẹp một ống NKQ đã biết kích thước để đánh giá. Tỷ lệ tắc đường thở và vị trí giải phẫu của tổn thương là được khẳng định qua thăm khám bằng nội soi.
 

2. Cách điều trị bệnh sẹo hẹp thanh khí quản


Nguyên tắc điều trị cho căn bệnh nguy hiểm này là  điều trị cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân vào viện có khó thở thanh quản độ II cần phải tạo sự thông khí đường thở ngay bằng cách mở khí quản hoặc đặt nội khí quản nếu có thể. Thiết lập lại khẩu kính bình thường của thanh khí quản và chức năng hô hấp, phát âm của thanh khí quản. 
 
Điều trị seo hep thanh khi quan là một trong những căn bệnh điều trị phức tạp nhất của ngành tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ do tính chất dễ bị kích thích, dễ quá sản của niêm mạc hô hấp ở một vùng rất dễ bị tổn thương. Nhiều phương pháp xử lý phẫu thuật chỉnh hình đã được đề ra.

Cho đến nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa có phương pháp nào mang lại kết quả lý tưởng và hoàn thiện nhất cho điều trị SHTKQ nói chung. Đồng thời trong thực hành lâm sàng, tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể mà lúc đó người phẫu thuật viên mới có thể đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân.  Sau khi điều trị, bệnh nhân cần đượ theo dõi chantwj chẽ  để tránh bị nhiễm các biến chứng:

 
sẹo hẹp thanh khí quản
Bệnh lý sẹo hẹp thanh khí quản gây ra rối loạn chức năng thở

+ Sẹo hẹp lớn hơn 50% chiều dài khí quản. 
+ Có kèm theo sẹo hẹp hạ thanh môn và thanh môn. 
+ Tai biến của phẫu thuật: 
+ Tổn thương thần kinh quặt ngược. 
 
Ngoài ra còn gặp một số biến chứng như: sẹo hẹp lại miệng nối (do sùi, mềm sụn hoặc sẹo tái phát), sẹo hẹp KQ đơn thuần, Xuất hiên khối u khí quảngây hẹp. Nếu sẹo hẹp lớn hơn 50% chiều dài khí quản, có kèm theo sẹo hẹp hạ thanh môn và thanh môn thì đó là hiệu của sẹo hẹp (do sùi, mềm sụn hoặc sẹo tái phát). Nếu điều trọ băng phương pháp đặt ống nong thanh dành cho các bệnh: 

+ Sẹo hẹp thanh quản  
+ Sẹo hẹp khí quản  
+ Sử dụng như một giải pháp tạm thời để bệnh nhân phục hồi sức khỏe hoặc phòng ngừa khỏi tử vong vì suy hô hấp do không chỉ định cho các phẫu thuật khác. 

Trước khi bước vào quá trình điều trị , bác sũy chuyên khoa tai mũi họng sẽ xem xét những yếu tố sau:

 
sẹo hẹp thanh khí quản
Bệnh gây khó chịu cho người bệnh trong lúc thở

+ Bệnh nhân có các bệnh nội khoa nặng. 
+ Không thể chịu đựng gây mê toàn thân. 
+ Dị ứng với chất liệu nong.   
+ Tiếp tục lan rộng đoạn hẹp. 
+ Nhiễm trùng. 
+ Lao thanh quản
+ Tổ chức hạt ở đầu ống. 
+ Hoại tử gây thủng thanh khí quản 
+ Gây hẹp lại thanh - khí quản. 

Phương pháp chỉnh hình thanh khí quản bằng các vạt chỉ định trong các trường hợp sau:  

+ Sẹo hẹp thanh môn nặng, sẹo hẹp hạ thanh môn, sẹo hẹp khí quản cao từ vòng sụn thứ hai trở lên ở vùng gần thanh môn và hạ thanh môn. 
+ Thất bại của nối tận-tận. 
+ Tổn thương khí quản trên 5cm. 
+ Tổn thương khí quản thành trước, sau khi mở khí quản. 
+ Sau phẫu thuật cắt bỏ u lớn khí quản. 
+ Nhuyễn sụn khí quản nặng trong bướu giáp quá to hoặc chấn thương lâu ngày. 

 
bệnh sẹo hẹp thanh khí quản
Hãy thường xuyên giữ gìn vệ sinh tai mũi họng để phòng bệnh

Điều trị nội khoa phối hợp với điều trị ngoại khoa, trong và sau phẫu thuật bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh theo đường tĩnh mạch, steroid theo đường tĩnh mạch, chống trào ngược, nhỏ ống thở bằng các dung dịch làm loãng dịch xuất tiết. 
 

3. Cách phòng bệnh sẹo hẹp thanh khí quản


Bệnh lý sẹo hẹp thanh khí quản gây ra rối loạn chức năng thở, nói cho bệnh nhân, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Việc phục hồi lại đường thở về giải phẫu và chức năng nói là rất khó khăn. Vấn đề phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu. Việc phòng bệnh liên quan tới các bác sỹ hồi sức nội, ngoại và nhi khoa. Các bác sỹ ở các chuyên khoa này cần được đào tạo một cách bài bản khi chỉ định kỹ thuật, thời gian đặt nội khí quản, mở khí quản, lựa chọn ống thở, áp lực khí bơm cuff của ống thở, chăm sóc bệnh nhân mở khí quản, đặt nội khí quản... 
 
Tags: hẹp khí quản bẩm sinh, điều trị hẹp phế quản, triệu chứng hẹp khí quản, hẹp đường thở, hẹp thanh quản ở trẻ sơ sinh, hẹp đường thở ở trẻ em.

Tin liên quan