slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Cách nhận biết bệnh lao thanh quản

Cập nhật: 20/03/2018
Lao thanh quản là bệnh viêm thanh quản đặc hiệu do vi trùng lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra, là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản. Tỷ lệ mắc lao thanh quản đứng hàng thứ 4-5 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản để lại là ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở.

Nguyên nhân gây bệnh lao thanh quản


Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, từ ổ khu trú ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, hô hấp tiếp cận bộ phận khác trong cơ thể. Vi khuẩn lao ở người có tên là M.tuberculosis với đặc điểm kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm 20-24 giờ sinh sản một lần, vi khuẩn gây bệnh lao thanh quản theo ba con đường là đường hô hấp, đường bạch mạch, đường máu.

>>Xem thêm: 
Tìm hiểu bệnh nấm thanh quản
 
lao thanh quản
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sốt cao

Một số yếu tố tăng nguy cơ nhiễm lao chung là tiếp xúc với nguổn lây, không tiêm BCG, đói nghèo, môi trường sinh sống, làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, khói bụi. Bệnh nhân nhiễm lao thanh quản có thể do mắc bệnh mạn tính: bệnh gan, thận nặng, đái tháo đường, bệnh máu hoặc bệnh cấp tính, nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, mắc bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch mắc phải, nghiện hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu. 
 

Cách nhận biết bệnh lao thanh quản


Lao thanh quản có thể xuất hiện đơn độc nhưng thường đi kèm với lao phổi, được coi là một thể lao ngoài phổi có mối liên quan mật thiết với lao phổi. Cơ chế gây bệnh như sau: Từ phổi, vi khuẩn lao trong đờm, mủ bị khạc ra ngoài có thể dính vào thanh quản lúc đi qua cơ quan này và làm nhiễm bệnh, dễ mắc lao thanh quản hơn khi có các tổn thương viêm, phù nề, trợt… thứ phát sau lao sơ nhiễm, bệnh tích khu trú ở thanh quản.

Lao thanh quản là một dạng bệnh thuộc tai mũi họng, là thể lao thứ phát sau lao sơ nhiễm và thường đi kèm tổn thương lao phổi. Triệu chứng đầu tiên sau khi bệnh nhân bị mắc bệnh là bệnh nhân hay sốt về chiều, gầy sút thường phụ thuộc vào thương tổn ở phổi, lao thanh quản thể đơn thuần ít có các triệu chứng toàn thân.  

lao thanh quản
Ho là triệu chứng xuất hiên sau cùng và là biểu hiện rõ nhất của bệnh 

Từ khàn tiếng xuất hiện sớm, lúc đầu khàn nhẹ âm sắc mờ sau đó mất âm sắc cuối cùng thì tiếng nói mất hẳn, đây là triệu chứng thường gặp nhất trong lao thanh quản, khi nuốt gây cảm giác đau nhức, vướng, đau và tình trạng đau tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Tổn thương vùng sụn phễu và mép sau gây nên nuốt đau. Đau tăng lên khi ăn, uống rượu, khi ho hoặc nói.  

Đôi khi bệnh nhân cũng cảm thấy khó thở, triệu chứng này thường xuất hiện muộn, thường chỉ khó thở nặng ở giai đoạn cuối cùng, do tổn thương nặng nề (phù nề, hẹp do xơ sẹo co kéo, u lớn cản trở đường khí lưu thông hoặc kèm tổn thương rộng ở phổi).

Ho là triệu chứng xuất hiên sau cùng và là biểu hiện rõ nhất của bệnh lao thanh quản và tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ ho nhiều hy ít. Tuy nhiên, ho có những đặc điểm sau đây thì phải nghĩ đến bệnh lý về thanh quản bệnh nhân đằng hắng nhiều, ho khan, ho từng cơn, có khi ho rũ như ho gà. 

Bệnh lao thanh quản dễ bị nhầm lẫn với nhiều viêm nhiễm hô hấp khác như: cảm cúm, bệnh viêm thanh quản, polyp, ung thư, u thanh quản, liệt thanh quản, lao phế quản,… Do đó, tuyệt đối người bệnh không nên tự chẩn bệnh và mua thuốc về điều trị: không những không khỏi bệnh và có thể khiến bệnh nặng, khó chữa và gây nguy hiểm. 

Khi đến các trung tâm y tế, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khám và cho ra kết quả dựa vào soi thanh quản gián tiếp, nội soi optic 700 hay soi bằng ống mềm hoặc qua soi thanh quản trực tiếp. Các triệu chứng thấy được qua các giai đoạn như sau: 

 
lao thanh quản
Bệnh lao thanh quản dễ bị nhầm lẫn với nhiều viêm nhiễm hô hấp

− Giai đoạn đầu: thường không đặc hiệu, niêm mạc thanh quản đỏ hồng, hai dây thanh sung huyết giống viêm thanh quản thông thường. Khoảng vài ngày sau, một bên thanh quản đã trở lại gần như bình thường còn dây thanh đối diện vẫn viêm. Một nửa thanh quản còn sung huyết nhẹ và bệnh nhân vẫn khàn tiếng. Sự thoái triển không cân đối bệnh tích thanh quản có ý nghĩa lớn, đó là triệu chứng khởi phát lao thanh quản. 

− Giai đoạn thứ hai: ba loại bệnh tích chính là phù nề, loét, sùi thường đan xen nhau tương xứng với lao phổi, nhiều vi khuẩn lao trong đờm, phù nề, niêm mạc dày, nề, đỏ và có điểm xám nhạt. Nếu toàn bộ bờ thanh quản (thanh thiệt, nẹp phễu thanh thiệt, sụn phễu) phù nề thì thanh quản biến dạng giống mõm cá mè), trên nền niêm mạc phù nề, loét xuất hiện.

Niêm mạc xung quanh vết loét phù nề mọng nước và có nhiều chấm sáng (nang lao đang tiến triển). Những nang lao này sẽ nhuyễn hoá, loét ra và đan xen với vết loét trước hoặc hình thành những u nhỏ đều đặn, mềm đỏ giống polyp, sùi dạng súp lơ thường thấy ở mép sau hay dọc theo bờ những vết loét lớn.  

− Giai đoạn thứ ba: quá trình lao lấn sâu vào màng sụn gây hoại tử sụn.

Phương pháp sinh thiết tổn thương thanh quản để chẩn đoán mô bệnh học, đây là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định lao thanh quản. Tuy nhiên, sinh thiết phải lấy được đúng và chính xác vùng tổn thương. Trong chẩn đoán mô bệnh học, xác định hình thái nang lao là quan trọng, ngoài ra, còn có phản ứng xơ và yếu tố kháng viêm không đặc hiệu. 

Bệnh nhân mắc bệnh lao thanh quản khi thực hiên phương pháp chụp Xquang sẽ thấy sẽ nang hình tròn hay bầu dục, giữa là vùng hoại tử bã đậu (hoại tử đông) bắt màu eosin, tổ chức hoại tử được bao quanh bởi tế bào bán liên và tế bào khổng lồ, tế bào bán liên xuất phát từ mô bào, đại thực bào. Tế bào khổng lồ Langhans là tế bào có đường kính 30-50µm, bào tương ưa acid đồng nhất, chứa nhiều nhân có chất nhiễm sắc sáng. 

 
lao thanh quản
Nội soi khí quản là phương pháp chuẩn đoán cho ra kết quả rõ nhất

Các nhân xếp thành một vành hình móng ngựa hoặc hình vành khăn hoặc tập trung thành đám. Tế bào khổng lồ tạo thành do phân chia của tế bào bán liên và mô bào. Xung quanh nang là lympho bào của hạch bình thường cũng như các nguyên bào sợi. Nang lao là cấu trúc không có huyết quản. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thấy đầy đủ thành phần của một nang lao điển hình như kể trên. Do vậy, khi tìm thấy tổ chức hoại tử bã đậu, tế bào khổng lồ Langhans và tế bào bán liên là có thể cho phép chẩn đoán xác định. 
 

Các phương pháp chuẩn đoán lao thanh quản


Bệnh nhân nhiễm lao thanh quản sẽ được thực hiện các xét nghiệm sau và cho ra kết quả: 

- Xquang phổi: Vị trí tổn thương thường gặp ở phân thuỳ đỉnh và phân thuỳ sau của thuỳ trên, ở một hoặc hai phổi, tổn thương lao kê thường rải rác khắp hai phổi, có thể thấy các hình ảnh như: nốt, u cục, hang, thâm nhiễm, dải xơ, đường mờ. 

- Các tổn thương này thường xen kẽ nhau, tồn tại lâu thậm chí cả khi đã được điều trị, tổn thương xơ, vôi hóa không thay đổi sau điều trị. Bệnh phẩm được nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen, xét nghiệm ít nhất 3 mẫu đờm vào 3 buổi sáng liên tục và đánh giá kết quả theo qui định của Hiệp hội chống lao quốc tế. Điều kiện để chẩn đoán lao phổi là phải có ít nhất 2 trong 3 mẫu đờm có AFB dương tính hoặc 1 mẫu dương tính và trên phim chụp Xquang phổi có tổn thương lao tiến triển. 

>>Xem thêm: 
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng

- Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng ho, khàn tiếng, khó thở, nuốt đau, nếu soi thanh quản sẽ phát hiện hình thái tổn thương thanh quản: sùi, loét, phù nề. Qua đó, có thể lấy dịch tại thanh quản nuôi cấy tìm vi khuẩn lao, sinh thiết tổn thương thanh quản làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu dương tính thì có giá trị chẩn đoán xác định bệnh và giúp chẩn đoán phân biệt.
 
lao thanh quản
Cần lắng nghe những lời khuyên của bác sỹ để phòng tránh bệnh
 
- Bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh sau sẽ có nguy cơ bị nhiễm lao thanh quan cao bao gồm các bệnh: Viêm thanh quản xuất tiết, thông thường hiện tượng sung huyết giảm dần sau thời gian từ 5-7 ngày, viêm thanh quản mạn tính do viêm xoang sau thấy niêm mạc mép sau dày nhưng không nứt kẽ, nấm thanh quản thường có giả mạc trắng trên bề mặt của tổn thương, papilôm thanh quản chỉ có tổn thương sùi không loét, hoại tử và không bao giờ nuốt đau, bạch sản thanh quản: bề mặt dây thanh có mảng trắng, xám, dai, dính, ung thư thanh quản nhầm lẫn những dạng tổn thương (thâm nhiễm, u sùi hoặc loét) với đặc tính dễ chảy máu.

 

Cách điều trị bệnh lao thanh quản 


Để có thể trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này, đòi hỏi bệnh nhân cần có chế độ ăn uống khoa học cũng như tuân theo những nguyên tắc điều trị của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Bệnh được điều trị kéo dài 2-3 tháng, giai đoạn duy trì tiếp theo kéo dài 4-6 tháng, điều trị có sự kiểm soát của các bác sỹ. Bệnh nhân không được tự ý dùng các thuốc ngoài trong quá trình điều trị vì diều này co thể gây ra phản ứng như sốc thuốc, dị ứng, ...Cần nâng cao sức đề kháng cơ thể, thực hiên phương pháp ly nguồn lây, điều trị tốt những trường hợp lao phổi. 

Dấu hiệu quan trọng nhất của lao thanh quản là thay đổi giọng nói. Khàn tiếng ngày một tăng, thậm chí gây mất tiếng khi dây thanh âm bị phá hủy hoàn toàn. Tiếng ho cũng khác lạ, nghe ồ ồ, rè rè, thoạt đầu ho khan, sau ho có đờm, mủ. Người bệnh nuốt vướng hoặc đau khi nuốt, sặc khi uống nước do nắp thanh quản di động không tốt, đậy không kín hoặc bị phá hủy.

Chứng khó thở xuất hiện muộn hơn do dây thanh âm phù nề, khối u lồi vào thanh quản hay do xơ sẹo co kéo, làm hẹp lòng thanh quản. Khó thở đột ngột xuất hiện từng cơn sau các kích thích như nội soi, sinh thiết, hoặc khó thở liên tục với đặc điểm có tiếng rít, nhiều khi tiếng rít to đến mức người bệnh cùng phòng chịu không nổi vào ban đêm.

Lao thanh quản có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác có cùng triệu chứng khàn tiếng, khó thở, có tiếng rít như viêm thanh quản do vi khuẩn khác, cúm, ung thư thanh quản, polyp, u nhú thanh quản, liệt dây thanh âm, lao phế quản, u ở trung thất hoặc phổi chèn ép vào khí quản...

Để chẩn đoán bệnh, phải tiến hành soi phế quản, sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh và tìm tổn thương phối hợp, trước tiên là ở phổi. Về điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc chống lao, bệnh nhân còn phải dùng thuốc chống viêm, phù nề (corticoid) để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở.

Việc nội soi thanh quản ngoài chẩn đoán còn rất có ích cho việc chỉ định mở khí quản. Khi thanh quản hẹp, người bệnh khó thở nhiều, phải mở khí quản tạo một đường thông với bên ngoài không qua thanh quản. Đây là một chỉ định bắt buộc.



Tags: 
hình ảnh lao thanh quản, chẩn đoán lao thanh quản, nguyen nhan benh lao phoi, bệnh học lao thanh quản, bệnh lao phổi là gì ?, triệu chứng bệnh lao lực, trieu chung benh lao phoi, bệnh lao phổi có lây không ?

Tin liên quan