slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

​Những điều cơ bản cần biết về bệnh tai mũi họng

Cập nhật: 07/03/2018
Tai, mũi, họng là ba cơ quan thông trực tiếp với nhau và tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên thường bị viêm nhiễm khi có sự thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm. Hãy cũng nhau tìm hiểu và nâng cao kiến thức cơ bản về tai, mũi, họng giúp đề phòng và điều trị kịp thờ các bệnh lý liên quan.

1. Ba cơ quan tai mũi họng
 

Tai: Đôi tai là một bộ phận quan trọng trên cơ thể, không chỉ được sử dụng để nghe mà còn mang yếu tố thẩm mỹ. Vì vậy, chúng ta cần biết cách vệ sinh tai để đảm bảo đôi tai luôn sạch sẽ.Để vệ sinh tai đúng cách từ bên ngoài, chúng ta có thể dùng khăn mềm ẩm để kì cọ mỗi ngày, sau đó thấm sạch sẽ bằng tăm bông, đồng thời dùng ngón tay nhẹ nhàng massage vành trước và vành sau tai trong khoảng 15 phút để thư giãn. 

>>Xem thêm: Dùng thuốc điều trị tai mũi họng an toàn

bệnh tai mũi
Bên cạnh cách vệ sinh tai bên ngoài thì việc bảo vệ nó từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng

Bên cạnh cách vệ sinh tai bên ngoài thì việc bảo vệ nó từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến việc bạn có một đôi tai khoẻ mạnh hay không. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khoẻ thì tiếng ồn là yếu tố gây hại nhất đối với chức năng hoạt động của đôi tai, vì thế chúng ta nên hạn chế tối đa tiếp xúc với tiếng ồn lớn, không nên đeo tai nghe liên tục trong thời gian dài. Tạo không gian yên tĩnh trong gia đình để đôi tai được nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ sau những giờ lao động căng thẳng, mệt mỏi.

Mũi :là cửa ngõ của đường hô hấp, nên đây cũng là cơ quan đầu tiên phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết lúc giao mùa. Bên cạnh đó, mũi còn đối mặt với các tác nhân gây bệnh do ô nhiễm không khí và khói bụi. Việc vệ sinh mũi hàng ngày làm giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm. Chúng ta nên đeo khẩu trang khi đi đường, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi bằng cách xịt mũi. Xịt mũi 2-3 lần mỗi ngày, sau khi tiếp xúc với khói bụi, bơi lội, trước khi ngủ.

Họng: cũng là nơi tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài, việc giữ vệ sinh vùng này cũng cần thiết để phòng tránh bệnh. Chúng ta nên đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, kèm theo đó là súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng đang có mặt trên thị trường giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và có hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.

bệnh tai mũi họng
Tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
 

2. Cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ


Đối với người lớn tuổi, để phòng ngừa bệnh tật nói chung và bệnh tai mũi họng nói riêng, điều quan trọng là luôn giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái. Bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, tăng cường vệ sinh tay. Đối với người mắc bệnh mạn tính, nên trợ giúp tống xuất đàm, tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Đồng thời nên khám tổng quát 6 tháng 1 lần để tầm soát và chữa trị kịp thời nếu phát hiện bệnh lý. Khi xuất hiện các triệu chứng của viêm tai mũi họng như ho có đàm, sổ mũi,…nên sử dụng các phương pháp điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng. Trên thị trường có các thuốc ho long đàm chứa N-actylcystein có hình lá phổi dạng gói thuận tiện cho trẻ nhỏ hoặc người già, trong khi đó dạng viên thích hợp cho trẻ lớn hơn và người lớn. 

a. Tăng sức đề kháng: Những căn bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng luôn là các bệnh mà trẻ dễ gặp phải. Và cách tốt nhất để có thể phòng tránh bệnh tai mũi họng cho trẻ đó chính là các bậc cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để làm được điều đó, đầu tiên các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống đủ nước và tuyệt đối tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm và khói thuốc. Trong các bữa ăn của trẻ, cần cung cấp những chất bổ dưỡng như sữa, thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả…. Nên khuyến khích và động viên trẻ ăn chứ không nên dỗ dành bằng những đồ ngọt không tốt cho tiêu hóa của bé.

bệnh tai mũi họng
 Nên khuyến khích và động viên trẻ ăn 

b. Các phương pháp phòng bệnh khác: Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần đề phòng cho trẻ những căn bệnh khác có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của trẻ như tiêu chảy. Để làm được vậy, nên giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách cho trẻ rửa tay chân thường xuyên, giữ vệ sinh thực phẩm, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ. Vào những khi thời tiết thay đổi, trời lạnh, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc các bệnh về mũi họng.

Cùng với đó, các bậc cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa, luôn giữ nhà của thông thoáng và tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như quần áo bẩn…. Rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đánh răng, rửa mặt, súc miệng thường xuyên sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.

>>Xem thêm: Một số bệnh tai mũi họng thường gặp

c. Tránh các thói quen không tốt cho sức khỏe: Không để trẻ ngoáy mũi thường xuyên khi trẻ bị viêm mũi, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm mũi, chảy mũi cần phải xì mũi thường xuyên để mũi thông thoáng và trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bởi nếu để trẻ ngoáy mũi nhiều sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi, vỡ mạch máu và gây chảy máu khiến cho mũi bị nhiễm khuẩn.

bệnh tai mũi họng
Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi giúp làm sạch mũi của trẻ

Nên sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi giúp làm sạch mũi của trẻ. Đây chính là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh về mũi, họng đặc biệt với môi trường ngày càng bị ô nhiễm hiện nay. Có thể cho trẻ dùng dung dịch nước biểu sâu để làm sạch mũi thường xuyên.

d. Phương pháp điều trị: Các bậc cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viên khi có triệu chứng để có thể phát hiện các bệnh về tai mũi họng và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, khi trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng, cha mẹ nên đưa trẻ đi điều trị dứt điểm vì với những bệnh này, nếu điều trị không dứt khoát, cho ngừng uống thuốc sớm sẽ rất dễ gây nên tình trạng lờn thuốc ở trẻ và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Do vậy, khi trẻ bị bệnh phải điều trị đủ liều, đủ thời gian theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Ví dụ như với trẻ nhỏ 2-7 tuổi, khi bị ho có đàm có thể sử dụng dạng gói N-acetylcystein 200mg có hình lá phổi uống 2 lần 1 ngày, sáng trước khi tới trường và tối sau khi tan trường, đảm bảo tuân thủ đủ liều cho trẻ.
 
Bệnh tai mũi họng trước nguy cơ ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam hiện nay có những thời điểm rất đáng báo động. Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong nhiều năm qua cũng cho thấy nhiều vùng đang bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe của người dân.

Các chuyên gia tai mũi họng cũng đã khuyến cáo rằng: Nguồn không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh tật hiện nay, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Tỷ lệ người bị bệnh liên quan đến hệ hô hấp ngày càng nhiều hơn ở người lớn và các em nhỏ, không chỉ ở thành thị mà cả ở nông thôn.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, thống kê trung bình năm cho thấy hàm lượng bụi trong không khí ở nước ta tăng hơn so với Quy chuẩn Việt Nam, vượt hơn nhiều lần so với ngưỡng an toàn quốc tế. Điều này cho thấy tình trạng đáng báo động về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Trong đó 70% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động hằng ngày đều thải ra chất độc, chất gây ô nhiễm.

Ô nhiễm bụi hiện như Việt Nam hiện nay đang tiếp tục duy trì ở mức độ cao dẫn đến trung bình mỗi năm có hàng chục ngàn người mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe người dân trước các căn bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí được các bộ ngành và cơ quan chức năng đặt lên hàng đầu.

Trong hệ hô hấp thì mũi là cơ quan tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài nên thường bị viêm nhiễm khi có sự thay đổi về thời tiết hay ô nhiễm. Hay nói cách khác, là cửa ngõ của đường hô hấp, mũi thường bị viêm nhiễm không chỉ vì sự thay đổi về thời tiết mà còn vì không khí ô nhiễm và khói bụi. Bất kể là trẻ em hay người lớn thì đều cần chú ý bảo vệ mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn và vi trùng từ không khí. Việc giữ mũi sạch sẽ sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi ngoài đường, không để cho vi khuẩn, bụi bẩn trú ngụ và bùng phát thành ổ bệnh khi gặp thời điểm thuận lợi là cần thiết, cấp bách trong điều kiện chất lượng không khí giảm sút như hiện nay…

Hiện nay sự quan tâm của người dân về bệnh tai mũi họng là chưa đầy đủ. Nước ta không chỉ khí hậu nhiệt đới gió mùa mà cả ô nhiễm không khí luôn là mối lo ngại của cả người lớn và trẻ em. Chúng ta đều không nên thiếu cẩn trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp của mình vì hô hấp tốt mang lại sức khỏe tốt.

PGS – TS -BS Đặng Xuân Hùng – Hội Tai mũi họng TP.HCM cho hay, ô nhiễm không khí có tác động rất rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ít người để ý đến điều này. Theo ông, trước tiên là ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây viêm đường hô hấp trên như tai – mũi – họng. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn. Đặc biệt, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát. Thông thường các khu vực bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các nơi khác.

Để phòng ngừa bệnh tai mũi họng, bước đầu tiên là tìm hiểu về nguy cơ ô nhiễm không khí ở nơi mình sống. Sau đó, bạn có thể thay đổi hành động của mình để giảm tác động của ô nhiễm đối với cơ thể. Người lớn cần chú ý luôn ăn sạch, uống sạch và vệ sinh mũi hàng ngày để làm sạch các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, bụi bặm, các tác nhân gây dị ứng … để ngăn ngừa các bệnh về mũi xoang, cũng như giảm số lần và mức độ viêm mũi, viêm xoang trong năm. Cần chú trọng tăng cường vệ sinh mũi hàng ngày sau khi đi ngoài đường về, hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, khói bụi, sau khi bơi lội, sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi ngủ.

Với trẻ em sức đề kháng yếu ớt, dễ mẫn cảm, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, uống nhiều nước và tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường bụi bặm và khói thuốc. Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên thường xuyên rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác vệ sinh mũi hàng ngày sẽ là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.

Giữ cơ thể sạch sẽ từ lâu đã trở thành nhu cầu và thói quen của mọi người. Tuy nhiên, chúng ta chỉ giữ vệ sinh và làm sạch ở những bộ phận mà mắt thường dễ quan sát thấy như gương mặt, mái tóc, tay chân... mà bỏ sót những bộ phận rất quan trọng khác, đặc biệt là mũi. Bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự tấn công của bụi bẩn và vi trùng từ không khí, giữ sạch sẽ sau khi tiếp xúc với khói bụi ngoài đường là việc làm cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Nguồn Internet

Tin liên quan