slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Một số bệnh tai mũi họng thường gặp

Cập nhật: 13/03/2018
Sự thay đổi của thời tiết hay những yếu tố môi trường như ô nhiễm, khói bụi… được xem là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tai mũi họng thường gặp. Chúng ta nên nắm rõ các bệnh về tai mũi họng để phòng tránh và có được cuộc sống chất lượng hơn.
Bệnh tai mũi họng tuy là bệnh lí được đánh giá không gây ảnh hưởng lớn sức khỏe nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra hậu quả khó lường. Mọi người nên hiểu biết những thông tin về các bệnh tai mũi họng thường gặp, những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh tai mũi họng.

tai mui hong
Bệnh tai mũi họng tuy là bệnh lí .
 
>>xem thêm: Triệu chứng tai mũi họng

Dưới đây là những bệnh lý liên quan đến tai mũi họng vẫn thường hay xảy ra.


1. Viêm Amidan


Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này chính là : tình trạng đau họng, nuốt khó, khạc đờm hoặc sốt… Tình trạng này có thể diễn ra ở mức độ nặng hơn khi amidan bị sưng to và viêm nặng. Tùy theo mức độ phát triển của bệnh tật mà các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Trong một vài trường hợp khi bệnh nhân bị viêm amidan nặng, điều cần thiết phải làm là việc cắt bỏ amidan để hạn chế những ảnh hưởng không tốt từ nó. Bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm vì việc cắt bỏ amidan sẽ không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
 

2. Viêm xoang


Đây là căn bệnh thường xảy ra do sự viêm nhiễm niêm mạc ở trong xoang. Điều này gây ra hiện tượng tắc nghẽn ở các lỗ thông xoang. Bệnh viêm xoang được chia thành hai loại chính là : viêm xoang cấp tính, viêm xoang mãn tính. Trước khi điều trị bệnh này, các bác sĩ thường  sẽ thực hiện khám bệnh để đánh giá mức độ viêm xoang.
 
tai mui hong
Trước khi điều trị bệnh này, các bác sĩ thường  sẽ thực hiện khám bệnh
 

3. Viêm mũi dị ứng 

Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này như: môi trường, nấm mốc, thời tiết, cơ địa…. Viêm mũi dị ứng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng chúng luôn gây ra cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hằng ngày. Chính vì vậy, giảm thiểu những tác nhân gây ra bệnh là cách tốt nhất để bạn phòng tránh được căn bệnh này.

4. Viêm tai giữa

Bệnh này có thể xảy đến với bất kì ai nhưng phổ biến là đối tượng trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Viêm tai giữa tuy là bệnh lí đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nặng nề như: viêm xương chũm, có thể gây ra điếc…

tai mui hong
 khi chẳng may mắc bệnh tai mui hong này bạn nên nhanh chóng đi bác sĩ
 
Chính vì vậy, khi chẳng may mắc bệnh tai mui hong này bạn nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần phải làm theo hướng dẫn của các bác sĩ về việc sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm và phòng tránh nguy cơ tái phát.

>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh tai mũi họng
 
Bệnh tai mũi họng có thể là dấu hiệu của bệnh nan y

Nguy hiểm hơn ta tưởng

Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám rất coi thường mấy bệnh tai mũi họng. Quả thực, ít người lường được những tác hại của những căn bệnh xoàng xoàng này. Bởi tai mũi họng liên quan đến nhau nên nếu bạn không điều trị dứt điểm bệnh ở bộ phận này thì nó sẽ trở thành tác nhân gây bệnh ở các bộ phận còn lại, chẳng hạn viêm mũi khi không trị dứt điểm có thể gây viêm tai (có thể ảnh hưởng đến thính giác và thậm chí nếu để lâu ngày còn gây apse não), viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim… Do đó, nếu một năm bạn bị khoảng 7,8 đợt viêm amidan thì tốt nhất là hãy cắt bỏ amidan để loại trừ nguồn gây bệnh cho các bộ phận khác. 

Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em, dị vật… là những thứ bạn phải điều trị sớm nhất có thể.

Những thói quen sinh bệnh

Thông thường, nhắc đến bệnh tai mũi họng là người ta thường nghĩ ngay đến tác nhân thời tiết, môi trường, nhưng thực tế khám chữa bệnh cho các bệnh nhân thời gian gần đây tôi nhận thấy rằng “kẻ thù” không kém nguy hiểm của tai mũi họng còn đến từ chính những thói quen rất phổ biến trong thời hiện đại như:

- Nghe headphone âm lượng lớn: Giới trẻ hiện nay rất thích dùng headphone để nghe nhạc, nghe điện thoại… nhưng lại không biết rằng âm lượng thích hợp cho thính giác và thời lượng phù hợp để nghe quan trọng như thế nào với đôi tai.
Có bệnh nhân đến trong tình trạng tai bị chấn thương âm do nghe headphone tần số quá cao. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời tai sẽ dần bị điếc, mà điếc do chấn thương âm thì vô cùng nan giản, gần như không chữa được. Thực tế, không ít người đã bị giảm thính lực vĩnh viễn do dùng headphone. 

- Hút thuốc và uống rượu không đảm bảo chất lượng: Thuốc là là tác nhân số một gây ung thư vòm họng. Còn rượu không đảm bảo chất lượng có thể làm bỏng thanh quản. Khi thanh quản bị bỏng, bạn không chỉ cảm thấy nuốt khó, đau, rát mà đây còn là cơ hội để rất nhiều loại bệnh tấn công vòm họng như viêm họng, viêm amidan…

- Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối: Để hạn chế những tác động xấu từ môi trường, khí hậu, cách duy nhất là vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Bạn nên lưu ý các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi. Thay vào đó hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này. 

- Đeo khẩu trang khi ra đường và nếu nhà bạn ở gần đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc gần bến xe, bến tàu thì nên lắp hệ thống cửa cách âm tốt để tránh tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai. 

- Ba tháng một lần bạn bên khám tai mũi họng. Cách này giúp bạn sớm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư thực quản. 

- Với trẻ nhỏ: Bạn không nên tự lấy ráy tai cho con bởi tai trẻ rất  mềm nên chỉ sơ suất một chút, bạn có thể làm xây xước tai con và dẫn đến viêm tai giữa. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Và với trẻ trên 6 tuổi mà vẫn bị viêm VA thì nên cho con nạo VA để tránh hiện tượng chảy mũi và viêm tai giữa. 

- Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ em là rất quan trọng. Dù đây không phải là biện pháp có thể loại bỏ tuyệt đối viêm họng, nhưng nó giảm phần lớn nguy cơ bị viêm họng, nhất là bệnh viêm họng cấp ở trẻ em. 

Điều trị tích cực

- Đi khám bác sĩ: Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, nhiều người thường có thói quen tự đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước. Đây là điều rất phản khoa học bởi cùng một đơn thuốc chữa ho, lần trước bạn dùng rất hữu hiệu nhưng lần sau dùng lại nguy hiểm.
Viêm mũi, viêm tai cũng vậy, nếu tự mua thuốc về uống, bạn rất có thể tiền mất tật mang. Thuốc Nastecelin là một ví dụ. Loại thuốc này rẻ, ngay lập tức mang lại cho bạn cảm giác thông mũi họng, nhưng vì thuốc làm co mạch nên nếu dùng nhiều có thể gây hiện tượng mất ngửi hay tim đập nhanh vô cùng nguy hiểm. 

- Điều trị đủ liều: Một thói quen không tốt ở nhiều người là hay điều trị giữa quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng. Điều này không chỉ gây tình trạng nhờn thuốc, những lần sau khi bị bệnh, thuốc không làm cho bạn khỏi mà còn có thể  để lại những biến chứng khôn lường do bệnh chưa điều trị dứt điểm. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hưỡng dẫn của bác sĩ. 

- Điều trị càng sớm càng tốt: Nếu bạn muốn thời gian điều trị ngắn lại thì tốt nhất hãy đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường. Một chiếc xương mắc ở cổ nếu được gắp ra ngay thì mọi chuyện chẳng có gì, nhưng chỉ cần để một vài ngày, nó có thể gây apse thành cổ, có khi gây tử vong.
Kiến thức sức khỏe cần biết:
> Sốt cao - cần bắt đúng bệnh!
> Không được lạm dụng truyền dịch khi sốt xuất huyết
> Tự điều trị sốt xuất huyết: Nhiều nguy cơ tử vong
> Những hiểu lầm thường gặp khi bị sốt xuất huyết
> Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
> Phân biệt cúm H1N1, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng

Nguồn Internet

Tin liên quan