Tin trong nước
Bệnh viêm xoang mũi cấp tính
Triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang
Bệnh viêm xoang mũi cấp tính có rất nhiều triệu chứng giống các bệnh tai mũi họng khác như: thở qua mũi rất khó, mặt bị đau nhất là khi chồm về phía trước, đau mặt, thở không nổi, đau và sưng chung quanh mắt, má, mũi, trán, da vùng xoang mũi đỏ lên, nhức đầu, sốt, ho hoài không hết, mắt và mặt sưng lên...
>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh
Nguyên nhân của bệnh
Bên trong xoang mũi là những màng lót có chức năng luôn tiết ra những chất nhầy. Chấy nhầy này sẽ theo lối thông ở bên trong vùng mũi để thoát ra ngoài. Khi ta bị cảm, những màng nhầy trong đường hô hấp bị sưng lên, làm cho lối thông của xoang mũi bị bít lại và những chất nhờn trong xoang không thoát ra ngoài được, sau đó đọng lại trong xoang gây ra nhiễm trùng hay viêm xoang mũi cấp tính.
Ngoài nguyên nhân trên thì những tác nhân sau đây cũng có thể gây ra viêm xoang mũi:
- Khi người bệnh bị dị ứng cũng có thể gây ra sưng màng nhầy khiến cho bít đường thông xoang.
- Vách ngăn giữa mũi bị vẹo khiến cho đường thông bị nghẽn hay có bướu trong mũi cũng gây nên tình trạng này.
Bệnh viêm xoang mũi gây khó chịu cho người bệnh
- Tránh khói thuốc lá và môi trường không khí ô nhiễm.
- Không sử dụng rượu bia quá nhiều.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là vùng đầu và vùng cổ. Dùng máy làm ẩm không khí vào mùa đông hoặc có thể dùng máy phun hơi ẩm giúp không khí bớt khô.
>>Xem thêm: Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ
Những điều nên làm khi mắc bệnh
-Uống nhiều nước giúp các chất nhờn lỏng bớt và dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
-Xông xoang mũi: trùm một cái khăn lớn và hít hơi xông lên từ một tô nước nóng hoặc có thể tắm nước nóng và hít hơi nước nóng.
-Đắp khăn ấm: dùng khăn nhúng nước ấm và đắp lên vùng quanh mắt, vùng má, quanh mũi để giảm đau.
-Tránh uống rượu: rượu làm các màng nhầy sưng nhiều hơn.
Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm mũi cấp tính đều tự hết mà không cần sử dụng đến thuốc kháng sinh nếu chữa trị theo các cách trên. Nhưng nếu bệnh vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà với các biện pháp đơn giản dưới đây:
Rửa mũi: bạn nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để làm loãng chất nhầy, đồng thời loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm có trong mũi, nhất là sau khi tiếp xúc với lạnh, bụi. Khói, hóa chất.
Xông hơi: thử xông hơi với các loại lá có chứa tinh dầu như: bạc hà, lá bưởi, chanh,… bằng cách trùm một chiếc khăn tắm lớn lên đầu, cúi mặt xuống bát nước nóng chứa các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu, giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn cũng có thể đun nhiều nước lá để tắm.
Uống nhiều nước: giúp làm loãng chất chầy, khiến cho việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn.
Xì mũi: nếu dịch mũi chảy ra phía trước, bạn có thể xì chúng ra nhưng có một lưu ý nhỏ: xì từng bên một thay vì xì hai bên cùng một lúc. Việc làm cả hai bên cùng một lúc không những không hiệu quả mà còn có thể khiến bạn thêm khó chịu, tình trạng đau nhức nặng thêm.
Tập thể dục thường xuyên: nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng khi tập thể dục, luồng không khí đi qua khu vực mũi xoang của bạn sẽ tăng lên, góp phần làm giảm tình trạng ứ đọng dịch trong xoang.
Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn của mình các thức ăn có chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, bưởi, cà rốt,…, thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên: gừng, tỏi,… để có thể nhanh chóng đẩy lui bệnh hơn.
Viêm xoang cấp không khó để điều trị, nhất là trong các trường hợp nhẹ. Tuy vậy, bạn không nên chủ quan, khi bệnh không thuyên giảm hay trở nên nặng hơn, kéo dài, bạn cần đến gặp bác sỹ để được can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Nguồn Internet