Tin trong nước
Một số cách điều trị bệnh viêm mũi cho trẻ tại nhà
Trẻ em bị tai mũi họng rất nguy hiểm.
Cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi dị ứng.
Khi trẻ nhỏ bị viêm mũi dị ứng, cần tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ. Nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý, mỗi ngày từ 3-4 lần cho trẻ cho tới khi hết chảy nước mũi. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho chế độ ăn của trẻ như thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách làm mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và chú ý theo chỉ định của bác sỹ. Khi lau mát cho trẻ nên dùng bằng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.
Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước. Nếu trẻ đang bị viêm mũi bỗng dưng thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ nơi gần nhất để được khám và điều trị. Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian; giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
>>Xem thêm: Bệnh viêm mũi
Dầu oliu sẽ giúp giúp bé đỡ ngạt mũi
Một số cách chữa viêm mũi cho trẻ ngay tại nhà.
Dùng nước muối sinh lý- Hàng ngày, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý có tại các tiệm thuốc để vệ sinh mũi cho bé. Khi làm chú ý nhẹ nhàng tránh làm tổn thương mũi và có thể dùng dụng cụ hút nước mũi để làm sạch hơn.
- Phụ huynh hướng dẫn cho các bé xì mũi đúng cách để đẩy hết nước mũi cũng như vi khuẩn ra ngoài và dùng khăn giấy tiệt trùng để lau sạch cho bé. Phụ huynh nên thực hiện liên tục cho đến khi thấy bệnh viêm mũi của bé khỏi hẳn.
- Chú ý là phụ huynh không nên dùng muối ăn để pha nước vệ sinh mũi cho bé vì như thế tỉ lệ không đảm bảo và có cặn khiến mũi bé bị tổn thương.
Dùng dầu mè hoặc dầu oliu
Phụ huynh có thể mua một ít dầu mè hoặc dầu oliu về, hàng ngày thấm một ít vào tăm bông rồi chấm vào mũi cho bé. Hơi dầu mè và dầu oliu sẽ giúp giúp bé đỡ ngạt mũi, sổ mũi và diệt khuẩn giúp chữa viêm mũi cho trẻ. Mỗi ngày, phụ huynh nên thực hiện việc này từ 3 đến 5 lần và thực hiện liên tục cho đến khi bé khỏi hẳn.
Dùng tỏi và mật ong chữa viêm tai mũi họng cho trẻ
Với cách chữa bệnh viêm mũi cho trẻ này, phụ huynh cần lấy khoảng 3 đến 5 củ tỏi tươi, đem bóc vỏ và đập dập để lấy tinh dầu tỏi. Bạn đem trộn tinh dầu tỏi với mật ong theo tỉ lệ 1:1 rồi cho vào một cái lọ nhỏ đậy kín nắp. Hàng ngày phụ huynh lấy tinh dầu tỏi mật ong ra, lấy tăm bông thấm một tí rồi bôi vào mũi cho trẻ. Tinh dầu mật ong có tác dụng giúp thông mũi, diệt khuẩn, sau khoảng 5 ngày bôi như vậy thì trẻ sẽ khỏi bệnh.
Cách điều trị bệnh viêm mũi ngay tại nhà cho trẻ .
Các bài thuốc dân gian chữa viêm xoang cho bé.
Gừng với củ hành không chỉ giúp bé chữa ho, chúng còn được nhiều người tin dùng để chữa bệnh viêm xoang. Mẹ cạo gừng, bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi giã cả hai loại thảo dược này, lấy nước, trộn đều với nhau, dùng nước đó nhỏ mũi cho bé, mỗi ngày khoảng 3 – 5 lần trong 2 tuần.
Nếu bé bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên, bé bị ho nhiều, mẹ có thể tham khảo cách sau để giúp bé đỡ ho: lấy củ gừng tươi rửa sạch, nướng trên bếp tới khi cháy sém, sau đó để nguội, lột vỏ rồi đem giã nhỏ cho ra nước, đổ thêm chút nước sôi vào chỗ gừng vừa giã (để nước gừng loãng bớt cho trẻ dễ uống), đợt một lát cho gừng tan vào nước rồi chắt bỏ bã gừng, hòa thêm chút mật ong rồi cho bé uống. Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống hai lần ban ngày, hai lần ban đêm. Nếu bé bị viêm họng, cảm lạnh,… mẹ có thể nầu cháo fwngf cho bé ăn sẽ chóng khỏi.
Mật ong và tỏi:
Lấy tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhỏ lấy nước, đem hòa với mật ong (lượng mật ong bằng hai lần lượng nước tỏi). Hàng ngày, mẹ rửa sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi lau khô, sau đó lấy tăm bông nhúng vào dung dịch trên, cho vào từng bên mũi của bé cho bé ngửi. Mỗi ngày làm từ 3 – 4 lần, trong khoảng 7 – 8 ngày.
Mộc nhĩ và đường phèn:
Các bé thích ăn đồ ngọt chắc sẽ thích cách làm này. Mẹ lấy mộc nhĩ, ngâm nước một lát rồi cạo sạch, cắt nhỏ, cho vào bát cùng với một lượng đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút (có thể hấp trong nồi cơm), sau đó lấy ra, để nguội bớt rồi cho bé ăn. Mẹ cho bé ăn kiên trì khoảng 1 tháng bé sẽ đỡ.
Hoa ngũ sắc:
Mỗi ngày, mẹ lấy bông (với trẻ nhỏ dùng tăm bông) nhúng vào dung dịch trên, cho vào lỗ mũi từng bên để trẻ ngửi khoảng 10 phút. Mẹ lưu ý khi lấy hoa về phải rửa thật sạch, đồng thời cần bảo quản dung dịch cẩn thận, tránh để bị bụi bẩn, vi khuẩn rơi vào, có thể khiến trẻ bị nặng thêm.
Những điều cần tuyệt đối tránh khi trẻ bị viêm mũi.
Trẻ em bị tai mũi họng rất nguy hiểm.
Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi của một số bệnh viện lớn, nhiều biện pháp mà các bà mẹ áp dụng để điều trị viêm mũi không tốt cho sức khỏe của trẻ như: Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé; Rửa mũi quá nhiều; Hút mũi cho trẻ; Lạm dụng thuốc nhỏ mũi.
Thực tế cho thấy, các phương pháp trên có thể hiệu quả đối với người lớn, nhưng với trẻ nhỏ do niêm mạc mũi mỏng có thể càng thêm tổn thương. Việc sử dụng thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương.
Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% đến 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trên đây là một số cách điều trị bệnh viêm mũi ngay tại nhà cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo. Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ, giữ ấm cho cơ thể trẻ vào những ngày thời tiết thay đổi để phòng tránh bệnh cho trẻ, lưu ý đến môi trường sống của bé. Nếu điều trị lâu ngày mà vẫn không thấy bệnh đỡ đi thì nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyen khoa tai mui hong để khám.
Nguy hiểm hơn ta tưởng.
Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám rất coi thường mấy bệnh tai mũi họng. Quả thực, ít người lường được những tác hại của những căn bệnh xoàng xoàng này. Bởi tai mũi họng liên quan đến nhau nên nếu bạn không điều trị dứt điểm bệnh ở bộ phận này thì nó sẽ trở thành tác nhân gây bệnh ở các bộ phận còn lại, chẳng hạn viêm mũi khi không trị dứt điểm có thể gây viêm tai (có thể ảnh hưởng đến thính giác và thậm chí nếu để lâu ngày còn gây apse não), viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi.
Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim… Do đó, nếu một năm bạn bị khoảng 7,8 đợt viêm amidan thì tốt nhất là hãy cắt bỏ amidan để loại trừ nguồn gây bệnh cho các bộ phận khác.
Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em, dị vật… là những thứ bạn phải điều trị sớm nhất có thể.
Những thói quen sinh bệnh.
Thông thường, nhắc đến bệnh tai mũi họng là người ta thường nghĩ ngay đến tác nhân thời tiết, môi trường, nhưng thực tế khám chữa bệnh cho các bệnh nhân thời gian gần đây tôi nhận thấy rằng “kẻ thù” không kém nguy hiểm của tai mũi họng còn đến từ chính những thói quen rất phổ biến trong thời hiện đại như:
- Nghe headphone âm lượng lớn: Giới trẻ hiện nay rất thích dùng headphone để nghe nhạc, nghe điện thoại nhưng lại không biết rằng âm lượng thích hợp cho thính giác và thời lượng phù hợp để nghe quan trọng như thế nào với đôi tai.
Có bệnh nhân đến trong tình trạng tai bị chấn thương âm do nghe headphone tần số quá cao. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời tai sẽ dần bị điếc, mà điếc do chấn thương âm thì vô cùng nan giản, gần như không chữa được. Thực tế, không ít người đã bị giảm thính lực vĩnh viễn do dùng headphone.
- Hút thuốc và uống rượu không đảm bảo chất lượng: Thuốc là là tác nhân số một gây ung thư vòm họng. Còn rượu không đảm bảo chất lượng có thể làm bỏng thanh quản. Khi thanh quản bị bỏng, bạn không chỉ cảm thấy nuốt khó, đau, rát mà đây còn là cơ hội để rất nhiều loại bệnh tấn công vòm họng như viêm họng, viêm amidan…
- Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối: Để hạn chế những tác động xấu từ môi trường, khí hậu, cách duy nhất là vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Bạn nên lưu ý các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi. Thay vào đó hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
- Đeo khẩu trang khi ra đường và nếu nhà bạn ở gần đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc gần bến xe, bến tàu thì nên lắp hệ thống cửa cách âm tốt để tránh tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai.
- Ba tháng một lần bạn bên khám tai mũi họng. Cách này giúp bạn sớm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư thực quản.
- Với trẻ nhỏ: Bạn không nên tự lấy ráy tai cho con bởi tai trẻ rất mềm nên chỉ sơ suất một chút, bạn có thể làm xây xước tai con và dẫn đến viêm tai giữa. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Và với trẻ trên 6 tuổi mà vẫn bị viêm VA thì nên cho con nạo VA để tránh hiện tượng chảy mũi và viêm tai giữa.
- Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ em là rất quan trọng. Dù đây không phải là biện pháp có thể loại bỏ tuyệt đối viêm họng, nhưng nó giảm phần lớn nguy cơ bị viêm họng, nhất là bệnh viêm họng cấp ở trẻ em.
Điều trị tích cực
- Đi khám bác sĩ: Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, nhiều người thường có thói quen tự đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước. Đây là điều rất phản khoa học bởi cùng một đơn thuốc chữa ho, lần trước bạn dùng rất hữu hiệu nhưng lần sau dùng lại nguy hiểm.
Viêm mũi, viêm tai cũng vậy, nếu tự mua thuốc về uống, bạn rất có thể tiền mất tật mang. Thuốc Nastecelin là một ví dụ. Loại thuốc này rẻ, ngay lập tức mang lại cho bạn cảm giác thông mũi họng, nhưng vì thuốc làm co mạch nên nếu dùng nhiều có thể gây hiện tượng mất ngửi hay tim đập nhanh vô cùng nguy hiểm.
- Điều trị đủ liều: Một thói quen không tốt ở nhiều người là hay điều trị giữa quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng. Điều này không chỉ gây tình trạng nhờn thuốc, những lần sau khi bị bệnh, thuốc không làm cho bạn khỏi mà còn có thể để lại những biến chứng khôn lường do bệnh chưa điều trị dứt điểm. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hưỡng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị càng sớm càng tốt: Nếu bạn muốn thời gian điều trị ngắn lại thì tốt nhất hãy đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường. Một chiếc xương mắc ở cổ nếu được gắp ra ngay thì mọi chuyện chẳng có gì, nhưng chỉ cần để một vài ngày, nó có thể gây apse thành cổ, có khi gây tử vong.
Kiến thức sức khỏe cần biết:
> Sốt cao - cần bắt đúng bệnh!
> Không được lạm dụng truyền dịch khi sốt xuất huyết.
> Tự điều trị sốt xuất huyết: Nhiều nguy cơ tử vong.
> Những hiểu lầm thường gặp khi bị sốt xuất huyết.
> Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết.
> Phân biệt cúm H1N1, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng.
Nguồn Internet.