slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa

Cập nhật: 05/03/2018
Viêm tai giữa là một trong các bệnh về tai khá phổ biến thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên số người lớn bị viêm tai giữa cũng khá nhiều. Viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức nghe cũng như nhiều hậu quả nặng nề khác.

Bệnh viêm tai giữa là gì


Bệnh viêm tai cũng phổ biến như chứng bệnh tai mũi họng thông thường nên rất khó phát hiện. Đó là là tình trạng viêm trong  các bộ phận hòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Có một số dạng viêm tai giữa khác nhau. Khi khám viêm tai, các bác sĩ chuyên khoa thường chú ý tới dạng viêm tai giữa cấp - hiện tượng có dịch hay điển hình là mủ, tích tụ trong tai giữa, làm đau, đỏ màng nhĩ và sốt.


. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng.
 
Thế nào là bệnh viêm tai giữa?

Đó là bệnh liên quan đến tình trạng viêm ở vùng tai giữa. Có một số dạng viêm tai giữa khác nhau. Khi khám viêm tai, bác sĩ thường chú ý tới dạng viêm tai giữa cấp - hiện tượng có dịch, điển hình là mủ, tích tụ trong tai giữa, gây đau, đỏ màng nhĩ và sốt.

Những dạng viêm tai giữa khác là mạn tính tự nhiên hoặc có dịch trong tai giữa tạm thời và không nhiễm khuẩn. Lý do phân biệt các dạng viêm tai giữa khác nhau là vì nó liên quan đến việc lựa chọn cách điều trị. Không phải tất cả các dạng viêm tai giữa đều cần dùng kháng sinh.

Nguồn Internet

>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh ù tai


Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa ở tai mũi họng


Biểu hiện bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng:
- Dịch trong tai giữa bị đọng nhiều và thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ có thể kêu đau tai, kéo giật tai mạnh hoặc khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.

- Tư thế nằm, nhai và bú của trẻ có thể gây ra những cơn đau do sự thay đổi áp suất trong tai giữa làm cho trẻ ăn ít hơn hoặc khó ngủ.
 
tai mui hong

- Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều có thể dẫn tới thủng màng nhĩ và rò rỉ dịch trong tai. Tình trạng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ làm giảm cơn đau. Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa còn làm đường truyền âm thanh bị cản trở, dẫn tới tình trạng khó nghe, giao tiếp kém. Hãy để ý nếu trẻ em có biểu hiện:

- Không có phản ứng với âm thanh yếu

- Muốn bật to TV hoặc radio

- Nói chuyện to hơn

- Có biểu hiện mất tập trung khi học tập và vui chơi.

>>Xem thêm: Dùng tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực
 
tai mui hong

Một số triệu chứng khác là sốt, buồn nôn, nôn, hoa mắt và chóng mặt. Bệnh viêm tai liên quan chặt chẽ với các bệnh tai mui hong. Vì thế, nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
 
Có thể phòng bệnh viêm tai giữa? 

Ngoài một số yếu tố không thể thay đổi như tiền sử gia đình hoặc thường xuyên bị viêm tai, có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách:

Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Việc này giúp ngăn ngừa sự phát triển các đợt viêm tai từ sớm. Nếu trẻ bú bình, hãy giữ cho trẻ ở một góc nghiêng vừa phải thay vì cho trẻ bú nằm.

Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu không nó sẽ làm tăng số lần và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên - nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.Rửa tay sạch, cả trẻ và cha mẹ cần thực hiện việc này.

Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ truyền bệnh.Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, vì một số loại văcxin có thể giúp ngăn ngừa viêm taiChú ý là các thuốc cảm lạnh và dị ứng như nhóm kháng histamines và chống dị ứng không thể phòng bệnh viêm tai.

Nguồn Intenet
 

Tin liên quan