Tin trong nước
Những bài thuốc đông y chữa chứng ngáy ngủ
Ngủ ngáy ở trẻ em
Triệu chứng ngáy ngủ có thể được chia làm 3 cấp độ:
Cấp độ 1: ngáy ít, tiếng ngáy không to và khi nằm nghiêng sẽ không ngáy nữa.
>>Xem thêm: http://taimuihongonline.com/
Cấp độ 2: ngáy với âm thanh vừa phải và nằm ngủ ở bất kì tư thế nào cũng vẫn ngáy.
Cấp độ 3: ngáy rất to ở mọi tư thế ngủ, thường xuyên có triệu chứng nghẹt thở nhất thời, khiến người ngáy
hay tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân của chứng ngủ ngáy là do sự tắc nghẹt đường hô hấp bởi mắc các bệnh dị ứng, amidan quá to, viêm mũi, viêm họng, các bệnh tai mũi họng khác gây nên. Để điều trị chứng bệnh này cần phải thông huyết, tiêu viêm.
Tác hại của chứng ngủ ngáy
Lương y Lê Xuân Hải giới thiệu một số bài thuốc có thể áp dụng để điều trị bệnh ngáy ngủ:
Bài 1: Cát cánh 12 g, xạ can 16 g, huyền sâm 16 g, mạch môn 12g, đẳng sâm 12g, cam thảo 8g, hoàng kỳ 12g, đan sâm 12g, thăng ma 4g, táo tàu 3 quả, sơn đậu căn 10 g.
Cách làm: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát thuốc, uống 3 lần trong một ngày.
Bài 2: Bạch chuột 8 g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 12g, phòng phong 12g, cam thảo 8g, mạch môn 12 g, cát cánh 16 g, hoàng kỳ 12 g, táo tàu 3 quả.
Cách làm: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bát thuốc, uống 3 lần trong một ngày. Bài thuốc này còn đặc trị viêm mũi và viêm mũi dị ứng rất hiệu quả.
Lương y khuyên, những người ngủ ngáy có thể cải thiện tình trạng nhờ thay đổi tư thế ngủ từ nằm thẳng sang nằm nghiêng. Với những người thừa cân người béo thường có phần cổ to và dày hơn người bình thường khiến đường thở bị hẹp thì giảm cân là một cách hạn chế ngáy ngủ.
Nếp sống khoa học, lành mạnh là phương pháp góp phần hạn chế chứng ngáy ngủ. Nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thể dục thể thao thường xuyên. Bên cạnh đó, cần cố gắng hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
>>Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng
Ngoài ra Lương y còn khuyên: không thể phủ nhận những thành tựu của khoa học- công nghệ hiện nay đặc biệt là trong y học. Vì thế nếu chứng bệnh quá nặng, nên tới các cơ sở tai mũi họng để phẫu thuật bằng laser đốt các mô mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh và cho hiệu quả tức thì mà không cần tới gây mê.
1. Nằm nghiêng
Khi bạn nằm ngửa, đáy lưỡi và phần vòm miệng mềm chạm vào thành sau họng, làm tắc đường thở và làm bạn ngáy, vì vậy bạn nên nằm nghiêng để cổ họng được mở thoáng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế ngủ, bạn có thể dùng một chiếc gối ôm để duy trì tư thế nằm nghiêng.
2. Giảm cân
Khi bạn thừa cân, phổi và cổ bạn chèn vào khí quản, khiến bạn dễ bị ngáy, Nhưng đó mới chỉ là vấn đề nhỏ nhất, béo phì còn tăng khả năng bị ngưng thở khi ngủ.
3. Xì mũi trước khi ngủ
Thở bằng miệng thường khiến bạn bị ngáy, vì thế tốt nhất là nên thở bằng mũi.
Để làm được điều này, bạn cần rửa mũi và xì mũi trước khi đi ngủ, nếu cần có thể xịt thông mũi, bạn sẽ ngủ ngon hơn.
4. Dùng miếng dán mũi
Nếu bạn ngáy do ngạt mũi, bạn có thể dùng miếng dán mũi đặc biệt giúp nâng và thông mũi, giúp bạn thở dễ dàng hơn, tư đó giảm hoặc thậm chí chấm dứt hiện tượng ngáy.
5. Phương thuốc dân gian
Nhiều cây thuốc dân gian có tác dụng chống dị ứng (một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ngáy), ví dụ như cây tầm ma, có thể chữa được bệnh ngáy. Đun sôi 128 g lá tầm ma khô với 480 ml nước trong vòng 10-15 phút rồi uống trước khi đi ngủ. Súc miệng bằng trà bạc hà trước khi đi ngủ cũng giúp chống dị ứng.
6. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Để giảm ngáy, hãy dọn dẹp nhà thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ. Hút bụi, giặt rèm, ga trải trường và lau sạch các góc nhà để tiêu diệt triệt để các tác nhân gây dị ứng.
7. Chú ý khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn cũng có ảnh hưởng lớn đến việc ngáy. Tránh ăn tối quá no trước khi đi ngủ.
8. Chữa các bệnh về mũi như lệch, vẹo vách ngăn mũi, viêm mũi, v.v.
Nếu những biện pháp giảm ngáy không có tác dụng với bạn, hãy đến gặp bác sỹ. Có thể lệch vách ngăn mũi, viêm xoang mãn tính, v.v. là nguyên nhân khiến bạn ngáy và bác sỹ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp.
9. Uống nhiều nước
Các chất dịch được tiết ra trong mũi và vòm họng khiến cho các bộ phận này càng trở nên bết dính và dễ phát ra âm thanh hơn nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước. Thiếu nước khiến cho tình trạng ngủ ngáy thêm trầm trọng. Do vậy, việc uống thật nhiều nước trắng mỗi ngày không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn, mà còn là biện pháp hạn chế tình trạng ngủ ngáy hiệu quả.
10. Nói không với bia rượu
Các loại đồ uống có cồn, thuốc giảm đau và an thần đều có tác dụng làm giãn cơ bắp bao gồm cơ họng, khiến cho tình trạng ngủ ngáy dễ xảy ra.
11. Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Việc sinh hoạt với giờ giấc thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy nghiêm trọng không kém gì lạm dụng bia rượu. Nếu làm việc liên tục nhiều giờ mà không ngủ, bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ, thậm chí gần như kiệt sức. Khi đó, bạn sẽ ngủ sâu hơn bình thường, khiến cho các cơ trong mũi, miệng và cổ họng trở nên mềm nhũn và linh hoạt hơn, dễ va chạm nhau và phát ra tiếng ngáy.
Nguồn Internet