slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

​Những việc cần làm khi trẻ bị mất thính lực

Cập nhật: 13/03/2018
Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ. Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.

1. Tìm nguyên nhân gây nghe kém và kiểm tra tính lực cho trẻ em 


Có hàng loạt các yếu tố nguy cơ của mất thính lực ở trẻ em - một bệnh lý thuộc về bệnh tai mũi họng, do đó và có hàng loạt lý do đặc biệt tại sao cần phải tầm soát hay kiểm tra sức nghe của trẻ. Các chỉ định chung đối với việc đánh giá sức nghe bao gồm: 
 
bệnh tai mũi họng
Các bệnh truyền nhiễm gây ra mất thính lực

− Chậm nói. 

− Viêm tai thường xuyên hoặc tái phát. 

− Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền). 

− Bị các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon). 

− Các bệnh truyền nhiễm gây ra mất thính lực (viêm màng não, bệnh sởi và nhiễm cytomegalovirus).

− Các thuốc điều trị có thể gây mất thính lực như là một tác dụng phụ, bao gồm một số thuốc kháng sinh và một số chất của hóa trị liệu.

− Học kém.  


>>Xem thêm: Tìm hiểu về nhiễm trùng tai ở trẻ

− Đã được chẩn đoán không có khả năng học tập hoặc những bệnh khác, như tự kỷ hoặc rối loạn phát triển đều khắp. Ngoài ra, tình trạng mang thai và tình trạng khi sinh có thể liên quan với mat thinh luc của trẻ, nếu có một bệnh sử bao gồm những trường hợp sau đây, trẻ cần phải được đánh giá thính lực. 

− Trọng lượng sinh thấp (ít hơn 1kg) và / hoặc sinh non. 

− Phải hỗ trợ thông khí (để giúp thở hơn 10 ngày sau khi sinh). 

− Điểm số Apgar thấp (số được tính khi sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh). − Vàng da nặng sau khi sinh.

− Mẹ bị bệnh trong khi mang thai. 

− Não úng thủy. 
 
bệnh tai mũi họng
Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh 

Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại thường các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói.  Trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác. 

Điều này có nghĩa là nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Vì lý do này, nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện tầm soát khiếm thính chung (universal hearing screen) cho tất cả các trẻ sơ sinh trước khi rời bệnh viện về nhà. 


 

2. Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp với từng trẻ


Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có những thử nghiệm kiểm tra nghe thích hợp, các loại thử nghiệm sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi hoặc mức độ phát triển của trẻ. Một số thử nghiệm nghe không yêu cầu có phản ứng hành vi từ đứa trẻ, trong khi các thử nghiệm khác sử dụng các trò chơi lôi kéo sự quan tâm của trẻ. Điều quan trọng là tìm ra đúng phương pháp thử nghiệm cho mỗi đứa trẻ. 
 

Trẻ sơ sinh trẻ nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển  


− Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR. 

− 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR. 

− Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR. 
 
bênh tai mũi họng
Hãy cho trẻ đi kiểm tra với các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng
 

 Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)  


− 3 đến 5 tuổi: đo thính lực

– chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR, ASSR.

− Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn. 

 

3. Các phương pháp trợ thính cho trẻ


- Nên trợ thính sớm ngay sau khi xác định bé bị khiếm thính.

- Điếc nhẹ và vừa

- Mang máy nghe và học trường thường.

- Điếc nặng và sâu.
 
bệnh tai mũi họng
Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào kiểm tra nghe thích hợp để phát hiện bệnh về tai mũi họng

Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà. Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường.

>>Xem thêm: Mối nguy hiêm từ vệ sinh tai bằng tăm bông

Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không, những trường hợp không đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai, hay kinh phí gia đình không đáp ứng nổi để cấy điện ốc tai sẽ tiếp tục mang máy nghe và học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính. Các trường này sẽ rèn luyện cho cả bố mẹ và trẻ để:

− Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.

− Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.

− Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như: thị giác, xúc giác.

− Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.

− Luyện khả năng đọc hình miệng. 

 
7 bệnh thông thường về tai, phòng ngừa và cách điều trị

Các bệnh lý về tai là khác nhau về mức độ từ nhẹ đến nặng. Có những bệnh lý cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có những bệnh về tai đơn giản, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta có thể dự phòng hoặc xử trí tại nhà.

Dưới đây là một số bệnh về tai đơn giản, có thể phòng ngừa và điều trị tại nhà.

Vành tai và ống tai ngoài

Vệ sinh vành tai rất cần thiết, nhất là ở nơi lồi lõm của mặt trước. Ít người để ý đến vấn đề này. Vành tai dơ, đóng bụi, vi khuẩn có thể vào trong ống tai để gây bệnh. Nên tập thói quen, trong khi tắm mỗi ngày nên lấy ngón tay trỏ cho vào chéo khăn, lau hết các ngoắt ngoéo của mặt trước vành tai. Ở trẻ em quá nhỏ, người nhà phải làm thay mỗi lúc tắm em. Nhiều khi trong lúc tắm nước vào ống tai, làm ẩm ống tai, gây nhiễm trùng, nhiễm nấm. Trước khi tắm nên se bông gòn sạch to cỡ đầu ngón út, nhét vào hai lỗ ống tai ngoài. Sẽ lấy bông gòn này ra sau khi tắm xong. Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa có chảy mủ tai, nhét bông vào ống tai ngoài khi tắm là cần thiết. Tránh bội nhiễm do nước dơ, nước xà phòng từ ngoài tràn vào.

Ráy tai

Ai cũng có ráy tai, không ít thì nhiều, nên móc ra mỗi tuần hoặc 2 tuần một lần. Sử dụng móc tai thường dùng là tốt nhất. Mỗi người nên có móc tai riêng để sử dụng như bàn chải đánh răng cá nhân. Giá thành một móc tai rất rẻ, mua một móc tai có thể dùng suốt đời mà không thấy mòn. Nên rửa sạch bằng xà phòng trước khi sử dụng. Đối với trẻ em quá nhỏ, cha mẹ lấy ráy tai dùm. Tránh chạm mạnh vào thành ống tai, gây trầy xước, nhiễm trùng. Đàn ông có thể để lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc mỗi khi cắt tóc, nhưng phải sử dụng bộ ráy tai sạch của mình từ nhà đem đến để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm. Không nên cho sử dụng bộ lây ráy tai công cộng của người hớt tóc. Bộ này thường không sạch. Có móc ráy tai thì cũng chỉ móc độ sâu không quá 1cm. Vào sâu quá người ta bị đau và rất có thể gây thủng màng nhĩ.

Trong trường hợp lâu năm không lấy, ráy tai to, đông khô và bịt kín ống tai, gây nghe kém, nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để lấy ra. Không nên lấy tại nhà, nếu không biết lấy, cục ráy tai cứng sẽ bị đẩy vào trong sâu, có thể làm thủng màng nhĩ. Có thể bơm nước vào ống tai cho ráy tai trồi ra.

Dị vật tai

Đây là bệnh trẻ em, rất hiếm ở người lớn. Trẻ độ 2 – 3 tuổi, sau khi chơi đồ chơi nhỏ như mảnh giấy, mảnh bông, hột tiêu, hột đậu xanh, trẻ thường bỏ vào tai của mình, hoặc bỏ vào tai bạn mình ở các nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ thường không báo cho gia đình, đây là bệnh phát hiện ngẫu nhiên. Dị vật tai không di động được chia ra làm hai loại: loại dị vật giẹp như mảnh giấy, mảnh mica, mảnh mousse, mảnh bông gòn, và loại dị vật tròn như hột tiêu, hột chuỗi, hột đậu xanh, viên bi xe đạp… Đối với dị vật giẹp, dị vật không thể vào sâu, dị vật lấp ló ở cửa ống tai, có thể kẹp em bé cho chắc, lấy nhíp bếp gắp dị vật ra dễ dàng, không cần phải đi bệnh viện xin gắp ra. Đối với dị vật tròn, dị vật có thể vào sâu hơn, cho bệnh nhân nghiêng đầu, tai có dị vật ngó xuống đáy, lắc mạnh đầu, dị vật có thể rớt ra. Nếu không thành công, nên kềm trẻ cho chắc, lấy móc tai móc từ đầu trong dị vật ra. Nếu không thành công, không nên quyết tâm lấy ra cho bằng được, nên đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng.

Kiến vào tai là bệnh thường gặp, ở thành phố cũng như ở nông thôn, ở người lớn cũng như ở trẻ em. Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai có con kiến ngó trên trần nhà, nhỏ nước ấm 370, 3705 vào tai đúng cách (xem “Nhỏ tai đúng cách” trong trang 69),con kiến sẽ trồi lên, và bò ra ngoài. Ở nông thôn, nơi có nhiều ruộng lúa, trong lúc tuốt lúa, hột lúa có thể văng vào ống tai. Trẻ em cũng như người lớn đều bị bệnh này. Ban đầu hột lúa không thể nào vào sâu, thấy lấp ló ở cửa ống tai ngoài. Không nên dùng kẹp để gắp ra. Đầu hột lúa khá trơn, không kẹp được, hột lúa sẽ bị đẩy dần vào trong, gây thủng nhĩ và nằm trọn trong tai giữa. Phải đưa vào bệnh viện mổ lấy ra. Khi hột lúa còn ở mấp mé ống tai, dùng bơm tiêm 5cc hoặc 10cc, hút lấy nước ấm sạch bơm thẳng vào ống tai. Nước sẽ ra ngoài, và lôi hột lúa ra một cách dễ dàng.

Chảy mủ tai

Viêm tai giữa là bệnh thường thấy ở trẻ em và người lớn. Bệnh nhân bị chảy mủ tai tương đối thường xuyên. Điều trị bệnh này tương đối khó vì dễ tái phát. Làm tai khô và điều trị kháng sinh, bệnh có thể tạm ổn. Làm tai khô bằng cách lấy que bông cho vào tai. Khi bông thấm đầy mủ, bỏ que này lấy que khác thế vào. Phải dùng đến 5 – 7 que tai mới khô mủ. Mỗi khi thấy có mủ là phải làm khô tai. Có thể một ngày làm 2 – 3 lần. Ở nơi không có que bông có thể lấy lọ nhỏ mắt cũ có vòi sẵn. Rửa sạch, để khô. Bóp lọ nhỏ mắt cho không khi thoát ra, đưa vòi vào ống tai, nơi có mủ, mở tay ra, mủ sẽ bị hút vào trong lọ. Bóp cho mủ ra ngoài, sau đó làm lại như cũ. Phải làm như vậy 2 – 3 lần mới mong phần lớn mủ được hút ra. Nếu vòi lọ nhỏ mắt ngắn, có thể ráp vào đầu ống dịch truyền dài độ 2cm.

Nhỏ tai đúng cách

Bị viêm tai giữa, tai chảy mủ, hút sạch mủ như nói trên, sau đó nên nhỏ tai có kháng sinh. Phải biết nhỏ tai đúng cách thì thuốc mới đến tận màng nhĩ. Cho bệnh nhân nằm nghiêng, tai cần nhỏ hướng lên trần nhà. Nhỏ vào mép ống tai, thuốc sẽ chảy dọc theo thành ống tai và đến tận màng nhĩ. Nhỏ 5 – 7 giọt mà chưa thấy đầy ống tai là nhỏ đúng. Nhỏ 2 – 3 giọt mà đã thấy đầy ống tai là nhỏ sai, thuốc nhỏ chỉ lủng lẳng ở trên, còn phần dưới, vùng màng nhĩ thì thuốc không tới được.

Điếc

Có hai loại điếc: điếc bẩm sinh và điếc mắc phải. Điếc bẩm sinh là do gen khiếm khuyết và di truyền theo định luật Mendel. Đây là điếc từ trong bụng mẹ, điếc đặc, điếc rất nặng. Điếc mắc phải trong bào thai là khi mẹ có thai mà dùng những thuốc có hại đến thần kinh tai như Streptomycine, Neomycine, Gentamycine, Quinine… bào thai sẽ bị ảnh hưởng, và trẻ bị điếc đặc. Đây là điếc mắc phải do thuốc. Khi còn trẻ cũng như khi đã lớn mà dùng các thuốc độc hại thần kinh tai kể trên, bệnh nhân cũng bị điếc tiếp nhận, và điếc khá nặng. Nhiều em khi mới sinh hệ thống nghe hoàn toàn bình thường, nhưng trong quá trình lớn lên, tai giữa bị nhiễm trùng, thủng nhĩ và chảy mủ, bệnh nhân bị điếc, đây là điếc dẫn truyền, thường điếc ở mức độ trung bình

Đối với em bé mới sanh ra, cha mẹ ông bà thường xem trẻ có sứt môi, chẻ vòm, lé, dư ngón tay… nhưng ít ai để ý coi trẻ có bị điếc hay không. Thử điếc trẻ sau sanh tương đối dễ. Có một dụng cụ chuyên dùng tạo ra âm thanh với tần số và cường độ nhất định. Chỉ để dụng cụ này cách tai 50cm, và cho âm thanh dụng cụ reo lên. Em bé giật mình, chớp mắt, khóc ré là trẻ còn nghe được. Nếu không có phản ứng gì, để dụng cụ gần từ từ, 25cm, 10cm, 5cm, nếu trẻ không có phản ứng gì, khả năng trẻ bị điếc rất lớn. Nếu không có dụng cụ chuyên dùng này, có thể lấy cây muỗng, gõ vào cái ly không để tạo âm thanh thay thế dụng cụ trên.

Khám bệnh Tai Mũi họng

Với các bệnh về Tai thông thường, có thể tự xử trí tại nhà theo hướng dẫn đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu nhận thấy khó khăn trong việc xử trí nên đưa người bệnh đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng để được hỗ trợ, tránh tự ý điều trị tại nhà làm bệnh có thể trầm trọng hơn.

Nguồn Internet

Tin liên quan