slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

​Tìm hiểu về bệnh điếc đột ngột

Cập nhật: 14/03/2018
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh kì lạ mà môi trường xung quanh chúng ta đã tác động vào như tiếng ồn, tia bức xạ, tai phóng xạ, khí độc, đã khiến không ít người nhiễm các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da và điếc đột đột là một trong căn bệnh phổ biến nhất.

1. Thế nào là điếc đột ngột


Điếc đột ngột thường được hiểu là một bệnh cảnh điếc thần kinh giác quan xảy ra một cách đột ngột trên những bệnh nhân không có tiền sử suy giảm sức nghe, điếc đột ngột là một cấp cứu tai mũi họng. Bệnh có thể diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày. 

bệnh điếc đột ngột
Hãy đến kiểm tra các chuyên khoa tai mũi họng khi có dấu hiệu bệnh

Mức độ điếc và tính chất rất khác nhau, điếc có thể xẩy ra một bên tai hoặc cả hai tai, mức độ từ nghe kém nhẹ đến điếc nặng hoàn toàn trên ít nhất ba tần số liên tiếp. Tiến triển đôi khi có thể trở lại bình thường hoặc gần bình thường, nhưng hầu hết là điếc không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời. 

>>Xem thêm: Bệnh tai mũi họng

 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh điếc đột ngột 


Một số nguyên nhân hay các yếu tố thuận lợi như: đái tháo đường, bệnh tim mạch, nghiện rượu, tình trạng mệt mỏi, stress, mang thai… 

− Nguyên nhân do siêu vi trùng: virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, có đến 25 % người bệnh có thể bị điếc đột ngột, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ .
– Nội dịch do virus. 

− Do tiếng ồn: điếc gây ra do tiếp xúc với tiếng ồn trong một thời gian dài thì diễn ra từ từ, bệnh nhân khó nhận biết, bệnh nhân sẽ nghe kém dần dần. Điếc đột ngột do tiếng ồn là điếc xẩy ra ngay lập tức sau khi nghe tiếng ồn, một âm thanh quá to trong một khoảnh khắc hoặc một khoảng thời gian nhất định. 

 

bệnh điếc đột ngột
Bệnh điếc đột ngột rát dễ xảy ra ở trẻ em

− Sự thay đổi áp lực đột ngột có thể gây rách màng Reissner và gây ra điếc tức thì. 

− U dây VIII: khoảng từ 1-15% bệnh nhân bị u dây VIII có triệu chứng đầu tiên là điếc đột ngột. 

− Rò ngoại dịch: các tác nhân gây dò ngoại dịch như chấn thương khí áp, chấn thương ốc tai… có thể dẫn đến điếc đột ngột. 

− Các nguyên nhân mạch máu: co thắt mạch máu, huyết khối, xuất huyết tai trong, quá kết dính, lắng cặn…  

− Điếc tự miễn: điếc tiếp nhận không đối xứng ở hai tai, khởi phát và diễn biến xấu đi trong vòng vài tuần, có thể kèm theo liệt mặt ngoại biên, xét nghiệm miễn dịch và chẩn đoán điếc tự miễn dịch. 

 

3. Chuẩn đoán bệnh điếc ngột ngột cho bệnh nhân

 

Triệu chứng lâm sàng  


− Nghe kém: nghe kém có thể xẩy ra đột ngột, tức thì, hoặc diễn biến trong vòng một giờ, một ngày hoặc vài ngày, nghe kém cả hai tai thường được phát hiện ngay nhưng điếc một bên tai thường gặp hơn, những bệnh nhân này thường đến khá muộn, chỉ được phát hiện tình cờ...  

− Ù tai: 70 - 90 % bệnh nhân điếc đột ngột có kèm theo ù tai, như ve kêu, như tiếng xay lúa hoặc như còi tàu, nhiều khi ù tai là triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân khó chịu và phát hiện ra điếc. Ù tai có thể kéo dài trong vòng một tháng, tuy nhiên ở một số bệnh nhân ù tai tồn tại lâu dài, kể cả khi sức nghe đã được hồi phục. 


− Chóng mặt: 20 - 40 % có biểu hiện chóng mặt, 10 % có biểu hiện chóng mặt thoáng qua, chếnh choáng. Chóng mặt có thể từ 4 - 7 ngày, cá biệt có thể kéo dài vài tuần. Nôn và buồn nôn cũng thường xẩy ra nếu chóng mặt nặng.  

bệnh điếc đột ngột
Người già rất dễ bị bệnh khi không bảo vệ sức khỏe đúng cách

− Các triệu chứng khác: cảm giác nặng đầu, không phải là cơn đau rõ rệt. Sốt thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm, viêm đường thở trên cấp tính...
 

Cận lâm sàng 


− Thính lực đồ: đo thính lực đồ đơn âm phát hiện điếc với nhiều mức độ khác nhau, các dạng điếc khác nhau, các tác giả thường phân làm bốn loại như sau: 

− Nghe kém tần số thấp là chính: thính lực đồ có dạng đi lên, tiến triển và tiên lượng thường tốt. 

− Nghe kém đều cả tần số thấp và cao, thính lực đồ có dạng nằm ngang, tiến triển và tiên lượng không tốt bằng typ 1. − Nghe kém tần số cao là chính: thính lực đồ có dạng đi xuống, tiến triển và tiên lượng không tốt lắm. 

− Điếc hoàn toàn hay điếc sâu: thường tiên lượng xấu, loại này nếu không điều trị kịp thời thì không có xu hướng tự khỏi.  − Thăm khám tiền đình. 

− Đo chức năng vòi nhĩ: loại trừ viêm tai tiết dịch, đánh giá sự biến đổi áp lực dịch tai trong.

− X quang: chụp CT scan, MRI tìm các bệnh lý của xương chũm, các khối u dây VIII, dây VII, u góc cầu tiểu não… − Các thăm khám tổng thể: mạch, huyết áp, mắt, chuyên khoa tim mạch, nội tiết, các xét nghiệm cholesterol, lipid toàn phần, nghiên cứu về đông máu… 

 

4. Qui trình điều trị bệnh điếc đột ngột


Tùy theo nguyên nhân mà chúng ta có những qui trình điều trị khác nhau, trước hết xác định vị trí tổn thương là ốc tai hay sau ốc tai bằng cách đo ABR. 
 

Điều trị theo nguyên nhân: 
 

bệnh điếc đột ngột
Nếu bị bệnh thì thỉnh thoảng trẻ  không có phản xạ với âm thanh 

− Nguyên nhân co thắt mạch máu. 

− Nguyên nhân tăng áp lực nội dịch tai trong. 

− Nguyên nhân dò dịch mê đạo.
 

Phác đồ điều trị:


Diec dot ngot ở người trưởng thành, chưa rõ nguyên nhân (không có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, u dây thần kinh…), điều trị từ 7-10 ngày. 

−  Nhóm chống co thắt vi mạch: piracetam truyền tĩnh mạch: 

+ Piracetam 1g x 3-4 ống.

+ Ringer lactat hoặc Gluco 5% 500ml truyền tĩnh mạch chậm 40 giọt/phút. 

− Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Tanakan. 

− Nhóm corticoid: Solumedrol 40mg x 1 lọ tiêm tĩnh mạch. 

− Nhóm chống dị ứng, kháng histamine: 

+ Betaserc 24mg x 2 viên uống sáng/chiều. 

+ Telfast 180mg x 1 viên uống sau ăn. 

− Vitamin nhóm B: Vitamin 3B x 2 viên uống sáng, chiều. 

− Tăng oxy: Tanakan x 4  viên uống sáng, chiều.

 − Kháng sinh và thuốc chống viêm nếu cần. 
 
− Hạn chế vận động. 

bệnh điếc đột ngột
Trước khi điều khị thì các chuyên khoa tai mũi họng sẽ làm xét nghiệm
 

5. Một số chuẩn đón và biến chứng của bệnh điếc đột ngột


Điếc đột ngột thực sự là một cấp cứu tai mũi họng, việc chẩn đoán và điều trị sớm có một tầm quan trọng đặc biệt, hãy đến các bác sĩ chuyên khoa tư vấn để khám và kiểm tra sức nghe có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời, nếu để muộn thì để lại di chứng điếc vĩnh viễn.  Tiên lượng phụ thuộc các yếu tố sau: 

− Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm dưới 7 ngày nhiều khả năng hồi phục hoàn toàn. 

− Bệnh nhân kèm theo các bệnh lý nội khoa kết hợp như cao huyết áp, tiểu đường..., việc kiểm soát tốt các bệnh lý này có vai trò rất quan trọng. Bệnh nhân bị điếc đột ngột do siêu vi trùng như sau cúm, sốt cao kèm theo chóng mặt, sau quai bị.... tiên lượng thường khó hồi phục. 


Mối nguy hiêm từ vệ sinh tai bằng tăm bông

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai. Bên cạnh việc tích tụ nước trong tai, môi trường nóng, ẩm; có thói quen làm sạch, lau chùi, móc ráy tai trong ống tai bằng các dụng cụ cứng thì có những nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài là dùng tăm bông gây ra các lạo bệnh như da ống tai bị khô, vật lạ trong ống tai ngoài; ráy tai nhiều, bệnh chàm hoặc một số bệnh lý ngoài da.
 
Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai có thể gây nhiễm trùng

Ống tai có chức năng tự làm sạch, lượng ráy tai thừa bên trong sẽ có thể tự rơi ra, vành tai có thể được vệ sinh bằng 1 miếng vải mềm nhúng với nước ấm sạch. Bạn cũng nên sử dụng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai, ngay khi chuẩn bị làm hoặc trước khi vệ sinh tai 5 ngày.

Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rủi ro liên quan tới việc sử dụng tăm bông nhưng các nhà khoa học đã trình bày một số mối nguy hại tiềm tàng khi bệnh nhân sử dụng tăm bông để tự lấy ráy tai.

Lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là không nên đưa bất kỳ thứ gì vào lỗ tai vì chúng có cơ chế tự làm sạch. Việc vệ sinh tai chỉ nên dừng ở việc dùng ngón tay giữ một mảnh vải ẩm sạch, nhẹ nhàng lau các góc phần ngoài tai và vành tai.

“Kết luận sơ bộ của chúng tôi có thể trợ giúp việc chăm sóc sức khỏe cho người khiếm thính thông qua việc kiểm soát ráy tai và khuyến nghị bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo đúng bệnh và đúng thời điểm”, Giáo sư Mark Baker, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyên khoa tai mũi họng đã chia sẻ.

Thủng màng nhĩ do lấy tăm bông để ngoáy tai

Bệnh nhân T. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân nhập viện do thủng màng nhĩ, rách ống tai, chảy máu và ráy tai bị đẩy sâu vào trong chỉ vì dùng tăm bông lấy ráy tai. Điều này được PGS TS Lê Công Định- Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tại cuộc trao đổi với báo giới chiều 18-8.

Bệnh nhân Nguyễn Thị T. nhập viện sau nhiều ngày bị ù tai. Càng bị ù, bệnh nhân càng dùng tăm bông để ngoáy, để lại càng bị ù thêm. Khi vào viện thì ống tai đã bị chảy máu, màng nhĩ bị rách và rất may, được điều trị kịp thời nên tránh được nguy cơ điếc. 

Bệnh nhân T. chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân nhập viện do thủng màng nhĩ, rách ống tai, chảy máu và ráy tai bị đẩy sâu vào trong chỉ vì dùng tăm bông lấy ráy tai. Điều này được PGS TS Lê Công Định- Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tại cuộc trao đổi với báo giới chiều 18-8.

Việc dùng tăm bông lấy ráy tai là sai lầm mà rất nhiều người vẫn thường xuyên làm. Rất hiếm người biết rằng, ráy tai có tác dụng để bảo vệ da ống tai không bị viêm nhiễm và còn như lớp đệm để giảm tiếng ồn quá lớn. Ráy tai là cơ chế tự bảo vệ của tai, ngăn không cho bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường ngoài đi sâu vào trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.

Từ những bệnh nhân nhập viện gần đây, PGS. TS Lê Công Định cảnh báo việc ngoáy tai hàng ngày tưởng là bình thường, nhưng lại có thể làm viêm ống tai, gây rối loạn chức năng nội tiết. Nhiều người lấy ráy tai ở hàng gội đầu mà hoàn toàn không biết việc đó có thể gây chấn thương da ống tai, khiến cho tai bị viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí lây nhiễm nhấm, HIV. 

Từng có bệnh nhân bị viêm tai giữa biến chứng gây viêm màng não, cũng có bệnh nhi bị méo mặt do tổn thương dây thần kinh số 7, hoặc viêm xươnng chũm vì nhiễm trùng rất nặng. Không chỉ giảm sức nghe hoặc điếc, mà viêm tai giữa còn rất nguy hiểm khi có thể gây tử vong.

Bên cạnh đó, các bệnh về vòi nhĩ cũng chiếm tới 20-30% số bệnh nhân nhập viện mỗi ngày, ở mọi lứa tuổi và giới tính, là điều rất đáng lưu ý. Vì thế, việc Nhật Bản vừa tài trợ cho Bệnh viện Bạch Mai một hệ thống thiết bị máy đo chức năng vòi nhĩ hiện đại bậc nhất có ý nghĩa đặc biệt, khi giúp Bệnh viện có điều kiện phát hiện và điều trị nhiều căn bệnh về tai, như viêm tai giữa có thủng và không thủng màng nhĩ, bệnh hẹp hoặc gioãng rộng vòi nhĩ, các bệnh lý ù tai, nghe kém không do viêm tai, đánh giá trước và sau phẫu thuật tai.

Nhưng với thiết bị mới, việc khám, chữa bệnh cho người bệnh đã được nâng lên. Mới đây, một Việt kiều bị ù tai, khi rửa mũi thì nước lên tai và các bác sĩ nghi bị viêm mũi, nhưng nhờ thiết bị hiện đại này nên đã xác định chính xác bệnh nhân bị gioãng rộng vòi nhĩ, để tiến hành phẫu thuật làm hẹp vòi nhĩ. 

Từ đó đã cơ bản khắc phục được chứng ù tai cũng như nước từ mũi lên tai. Hàng trăm bệnh nhân đã được xác định đúng bệnh, để có hướng can thiệp kịp thời. Chỉ cần nghiêng tai hoặc lấy bông thấm nhẹ khi tai bị nước vào, tuyệt đối không ngoáy tai hàng ngày như nhiều người vẫn thường làm, là khuyến cáo của PGS. TS Lê Công Định. Khi có vấn đề về tai ở bệnh nhi, nhiều phụ huynh thường đưa đến bác sĩ nhi khoa, trong khi rất nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn có các xử trí không đúng, có thể làm trầm trọng bệnh thêm. Vì thế, tốt nhất hãy đưa bệnh nhân đến với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, để được xử trí kịp thời và đúng cách.

3. Những chấn thương phổ biến do sử dụng tăm bông không đúng cách

- Cảm giác như có thứ gì kẹt lại trong tai, khiến tai bị sưng vù, đau nhứt

- Thủng màng nhĩ khiến cho bệnh nhan bị mất thính giác vĩnh viễn gây khó khăn và trở ngại trong cuộc sống. Đặc biệt là trẻ em sẽ không thể phát triển ngôn ngữ của mình một cách bình thường được.

- Tổn thương phần mềm gây ra chảy máu khoang tai, chảy mủ và gây đau nhứt cho tai và vùng thái dương.

Các chấn thương hiếm gặp khác gồm mất thính lực hay tổn thương xương tai gây mất thăng bằng, cảm giác vật lạ là thường gặp nhất ở trẻ 8 -17 tuổi, trong khi thủng màng nghĩ lại thường gặp ở trẻ dưới 8 tuổi.

Tin liên quan