slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Tìm hiểu bệnh viêm amidan

Cập nhật: 06/03/2018
Viêm amidan là bệnh đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng. Viêm amidan cấp là bệnh thường gặp khi bị nhiễm trùng và rất phổ biến ở nước ta. Vì vậy mọi người nên có sự hiểu biết về chứng bệnh viêm amidan.
Amidan là hai khối màu hồng nằm ở hai bên thành họng có nhiệm vụ sinh ra kháng thể để chống các vi khuẩn đột nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và đường thở. Chính vì vậy nên cơ quan này rất dễ bị nhiễm trùng và viêm. Bệnh viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng bệnh ở trẻ chiếm tỉ lệ cao.

>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm avidan

avidan
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở tai mũi họng

 

Bệnh viêm amidan thường gặp ở tai mũi họng

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở tai mũi họng, có trường hợp tự khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gây biến chứng. Viêm amidan thường do virut hay vi khuẩn gây nên.

Biểu hiện khi viêm amidan

Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hay làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số là do virut gây nên , hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên. Bệnh có các dấu hiệu như cảm giác đau nhói tại chỗ tương ứng hai bên góc hàm, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, sốt cao, hơi thở hôi, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy,  đau mỏi mình mẩy, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết. Các nguyên nhân  chủ yếu gây bệnh viêm amidan cấp là: do virut, do vi khuẩn hoặc do liên cầu bêta tan huyết nhóm A.

Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng viêm quá phát hay xơ teo amidan khẩu cái sau nhiều đợt viêm bán cấp. Bệnh nhân thường có cảm giác vướng họng, khàn tiếng, hơi thở hôi ,đôi khi đau nhói trong họng, thỉnh thoảng ho khan. Đối với bệnh viêm amidan quá phát, bệnh nhân thường xuyên ngủ ngáy và tăng nhiều trong đợt viêm, trong vài trường hợp còn phát hiện cơn ngừng thở khi ngủ.
 
tai mui hong
Biến chứng tại chỗ thường có 2 loại là viêm tấy 

 

Biến chứng viêm amidan


-Biến chứng tại chỗ thường có 2 loại là viêm tấy và áp-xe quanh amidan. Thường xảy ra khi bị viêm amidan cấp mà không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ, bệnh nhân thường có các triệu chứng đau tăng, không nuốt được, nước bọt chảy ra, đau lan lên tai, nuốt đau và miệng há khó khăn.

>>Xem thêm: Các dấu hiệu của bệnh viêm VA thường gặp ở trẻ

-Biến chứng kế cận thì thường có các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản hay viêm phế quản…

-Biến chứng toàn thân gồm có các bệnh nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A.

viêm avidan
Biến chứng toàn thân gồm có các bệnh nhiễm khuẩn huyết
 

Điều trị bệnh viêm amidan


-Viêm amidan do virut gây ra thì chủ yếu được điều trị bằng cách: nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống đủ nước; vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn; kiêng rượu, bia, chất kích thích; dùng thuốc hạ sốt, giảm đau;.

-Viêm amidan do vi khuẩn thì điều trị bằng cách dùng kháng sinh đường toàn thân. Tùy vào tình trạng bệnh có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm. Trong trường hợp bệnh kéo dài không dứt thì nên gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mui hong để được điều kịp thời.

 
Viêm VA - Bệnh thường gặp ở trẻ em

VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. Nhờ có cấu tạo đặc biệt nên VA được coi là 'cửa ngõ' giam giữ vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập sâu xuống hệ hô hấp dưới.
Tuy nhiên, VA chỉ xuất hiện ở trẻ đến khoảng 9-10 tuổi nên tình trạng viêm VA cũng chỉ thường gặp ở trẻ em. Vai trò của VA với cơ thể

VA là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.

Khi VA bị viêm có biểu hiện gì?

Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc). Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khỏe của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.

Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh như thế nào?

Viêm VA được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên, bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu từ miệng hoặc mũi để báo với bác sĩ vì đây có thể do giả mạc bong quá sớm hay vị trí phẫu thuật bị sưng phồng quá mức.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa nhi để được xác định bệnh chính xác. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất nên tránh khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA là việc tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tình trạng của trẻ không cần dùng loại thuốc này nên dễ gây tình trạng kháng kháng sinh.

Nguồn Internet

Tin liên quan