Tin trong nước
Các phương pháp điều trị viêm amidan
Hãy đến ngày trung tâm y tế khi bệnh có dấu hiệu nặng
Dấu hiệu của chứng viêm amidan.
-Viêm amidan là chứng bệnh mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thời tiết thay đổi, cảm cúm, uống nước lạnh,…và đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh này là trẻ em do khả năng tự vệ và sức đề kháng còn yếu.
>>Xem thêm: Ve sinh tai mui hong cho tre
-Các triệu chứng viêm amidan thường gặp : một bên hoặc cả hai bên amidan sưng to, màu hồng, đau họng, có khi sốt khi rét, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, mặt ngoài có chấm mủ vàng hoặc trắng, có khi cụm lại, lồi lõm, không đều dạng tổ ong.
-Với chứng bệnh viêm amidan cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng bị chuyển thành mạn tính và có thể biến chứng sang áp xe dẫn đến nhiễm trùng máu.
-Khi bị amidan, vi khuẩn sẽ tiết chất nhầy màu trắng và bám trên lưỡi gây ra tình trạng hôi miệng, trong trường hợp amidan bị sưng phồng thì có thể gây nên tình trạng khó thở và khó nuốt.
Điều trị viêm amidan đúng cách
Đối với trẻ em mắc phải bệnh này cần phải giữ ấm cơ thể khi gặp thời tiết lạnh, phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không được ăn thức ăn lạnh như kem hay các thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh,…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng thì việc sử dụng thực phẩm đúng cách cũng là cách chữa bệnh viêm amidan hiệu quả.
>>Xem thêm: Dieu tri benh tai mui hong
Điều trị viêm amidan có rất nhiều cách, nhưng việc quan trọng nhất là cần kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống và luyện tập sao cho hợp lý. Cách chữa viêm amidan tốt nhất là ăn uống khoa học, giữa ấm cơ thể đặc biệt vùng cổ và tuyệt đối không nên uống nước đá hoặc các loại trái cây bảo quản tủ lạnh. Nên ăn nhiều rau củ và trái cây.
Viêm amidan kéo dài và lặp lại thường xuyên thì cần phải cắt bỏ chúng
Trong những trường hợp viêm amidan kéo dài và lặp lại thường xuyên thì cần phải cắt bỏ chúng. Trước đây cắt amidan được các bác sĩ thực hiện bằng dao mổ. Nhưng ngày nay, khi y học phát triển,việc mổ cắt amidan được sử dụng công nghệ đốt điện, giúp giảm đau, không gây chảy máu và thời gian bình phục cũng nhanh hơn.
>>Xem thêm: cac benh tai mui hong thuong gap
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. Nhờ có cấu tạo đặc biệt nên VA được coi là 'cửa ngõ' giam giữ vi khuẩn khiến chúng không thể xâm nhập sâu xuống hệ hô hấp dưới.
Tuy nhiên, VA chỉ xuất hiện ở trẻ đến khoảng 9-10 tuổi nên tình trạng viêm VA cũng chỉ thường gặp ở trẻ em. Vai trò của VA với cơ thể
VA là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
Khi VA bị viêm có biểu hiện gì?
Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc). Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khỏe của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.
Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.
Điều trị bệnh như thế nào?
Viêm VA được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên, bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu từ miệng hoặc mũi để báo với bác sĩ vì đây có thể do giả mạc bong quá sớm hay vị trí phẫu thuật bị sưng phồng quá mức.
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa nhi để được xác định bệnh chính xác. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất nên tránh khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA là việc tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tình trạng của trẻ không cần dùng loại thuốc này nên dễ gây tình trạng kháng kháng sinh.
Nguồn Internet