slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Một số sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé

Cập nhật: 05/03/2018
Chăm sóc cho trẻ rất cần nhiều kỹ năng và thật kỹ càng thì trẻ mới có thể phát triển tốt. Hiện nay có một số sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé mà các ông bố bà mẹ cần nên biết.

Dưới đây là một số sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé các mẹ nên chú ý để chăm sóc cho bé cưng nhà bạn tốt nhất nhé! 
 

1. Chăm sóc tai quá mức

 
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên rằng các mẹ nào thường xuyên lấy ráy tai cho bé bằng tăm bông thì nên chú ý, việc này có thể làm cho ráy tai của bé vào sâu bên trong và làm rụng bớt lông khiến trẻ dễ bị viêm tai hơn. Vì vậy, các bà mẹ không nên dùng tăm bông lấy ráy tai cho bé nhé!

>>Xem thêm: 
Một số bệnh tai mũi họng thường gặp
 
tai mui hong
Sai lầm trong chữa tai mũi họng cho bé

2. Tai họa từ chữa bệnh mũi

Khi bé nhà bạn bị sổ mũi, bạn hay dùng nước muối rửa mũi cho trẻ, nhưng nếu bạn nhỏ một lượng quá nhiều, cùng với tư thế nằm, đúng vào lúc bé đang hít vào, dễ gây phản xạ co thắt thanh quản gây tím tái, viêm phổi. Vì vậy, nếu không có nhiều chuyên môn về cách chăm sóc tai mũi họng cho bé, bạn không nên tự rửa mũi cho trẻ nhé!
 

3. Nhiễm bệnh từ núm vú giả, rơ mật ong

Việc ngậm núm vú giả không đảm bảo vệ sinh khiến bé dễ bị nhiễm bệnh. Khi vệ sinh lưỡi cho bé, các mẹ không nên dùng mật ong, mà chỉ cần dùng gạc tiệt trùng cùng với nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội. Quấn miếng gạc vào ngón tay út (vì ngón này yếu và nhỏ không làm đau miệng cho bé), bạn nên lau từ bờ lưỡi bên này qua bờ lưỡi bên kia, chỉ cần một lần thôi là đủ.

Việc ngậm núm vú giả không đảm bảo vệ sinh khiến bé dễ bị nhiễm bệnh
 

Một số tai nạn bất ngờ, cấp cứu không đúng cách


Ngoài mắc những bệnh do chăm sóc sai lầm, bé còn có thể có nguy cơ bị những tai nạn tai mũi họng cho bé bất ngờ, nếu cấp cứu không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho bé. Trẻ nhỏ chưa nhận thức được nguy hiểm, trẻ có thể nuốt vật lạ chẳng hạn: dây thun, đồ chơi nhỏ,... hay bé để các hạt vào mũi nhưng nếu cấp cứu trễ có thể gây ảnh hưởng cho bé.

>>Xem thêm: 
Dùng thuốc điều trị tai mũi họng an toàn

Hoặc có trường hợp bé không chịu ăn, uống thuốc… các mẹ không kiên nhẫn để bé ăn mà dùng tay bịt mũi bé lại khiến bé không thở được, bắt buộc bé phải há miệng để thở thì lúc này thuốc hay thức ăn sẽ lọt sang khí quản gây ngưng tim, ngưng thở. Trong trường hợp này, nếu cấp cứu không đúng cách, bé có thể tử vong.

Hoặc có trường hợp bé không chịu ăn, uống thuốc
 
Trẻ con cũng có thể tự gây tai nạn cho mình khi trẻ bỏ tất cả những món đồ nhỏ vào tai, mũi và họng. Do đó, trong gia đình có con nhỏ bạn cần lưu ý không nên cho bé ăn các loại hạt hay trái cây khi còn hạt. Khi mua đồ chơi cho bé, bạn cần đọc kỹ độ tuổi nào được chơi để tránh những hậu quả đáng tiếc cho bé.
 
Ung thư vòm họng - 1 bệnh ung thư đứng đầu ở VN: 3 dấu hiệu phát hiện bệnh sớm cần nhớ

Ung thư vòm họng phát hiện ở giai đoạn chưa di căn thường chỉ cần xạ trị là khỏi. Tuy nhiên, bệnh này không có triệu chứng đặc hiệu nên thường bị nhầm với viêm xoang, viêm họng...
Phát hiện mắc ung thư chỉ qua 1 lần chảy máu cam

Chị Nguyễn Thị H. 31 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội kể chị làm công nhân ở Hà Đông, Hà Nội. Từ trước tới nay sức khoẻ của chị vẫn rất tốt duy chỉ có một lần chị bị chảy máu cam. Lúc đó, chị xử trí bằng cách ngửa cổ lên và không thấy máu chảy tiếp. 

Sau đó 2 tuần, chị lại bị chảy máu cam và cũng xử trí như cũ nhưng lần này máu vẫn tiếp tục chảy. Chị được bạn bè đưa xuống phòng y tế của xưởng và chuyển ra bệnh viện 103 khám cấp cứu. Bác sĩ nội soi phát hiện chị H. có khối u vùng mũi họng. Chị H. tiếp tục làm sinh thiết. 4 ngày sau có kết quả giải phẫu bệnh, chị chết điếng khi bác sĩ cho biết chị bị ung thư vòm họng. Các kết quả xét nghiệm của chị H. là ung thư vòm hầu giai đoạn 2. Khối u chưa di căn nên chỉ cần điều trị bằng tia xạ. Theo phác đồ, bệnh nhân sẽ phải xạ trị trong 6 đến 7 tuần liên tục. Chị H. tâm sự "trong cái rủi cũng có cái may là bệnh mới phát hiện ở giai đoạn sớm chưa di căn nên khả năng trị khỏi trên 90%".

Trường hợp anh Bùi Công Thảo – 41 tuổi, trú tại Lâm Thao, Phú Thọ cũng chỉ có 1 giọt máu chảy ra từ mũi mà bác sĩ phát hiện anh bị ung thư vòm mũi họng.

Anh Thảo bị viêm xoang mãn tính 7, 8 năm nay. Mỗi đợt viêm cấp tính anh lại tự đi mua thuốc về uống. Gần đây anh cũng có triệu chứng đau đầu, ù tai. Anh Thảo nghĩ có thể do xoang nên lại đi mua thuốc đông y về uống.

Tuy nhiên lần này, tình trạng đau đầu, ù tai không đỡ lại chảy máu cam nên anh mới xuống Hà Nội kiểm tra. Bác sĩ nội soi không chỉ có viêm dịch mủ chảy ra từ xoang mà anh Thảo còn có khối u đi kèm. Chẩn đoán theo dõi ung thư vòm mũi họng.

2 tuổi đã ung thư

PGS Lê Minh Kỳ - Trưởng khoa Khoa Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương dẫn phóng viên đi thăm các bệnh nhân đang điều trị tại đây. Trong số đó, có cả trẻ nhỏ thậm chí có bé mới chỉ 21 tháng tuổi đã bị ung thư vòm mũi họng. PGS Kỳ cho biết bệnh nhi 21 tuổi ung thư vòm mũi xoang là bệnh nhi trẻ tuổi nhất ông gặp. Trước đó, bác sĩ đã gặp bệnh nhi 3 tuổi, 6 tuổi bị ung thư vòm mũi họng.

PGS Lê Mình Kỳ cho biết bệnh đang trẻ hoá. Nếu trước đây, ung thư vòm mũi họng chỉ xảy ra ở người lớn trên 50 tuổi thì đến nay bệnh đã có ở mọi lứa tuổi.

Nhiều trẻ nhỏ đã bị ung thư

PGS Kỳ cho biết nếu ung thư vòm mũi họng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh trên 5 năm rất cao nhưng đa số người bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn.

Nhiều người lo lắng việc viêm xoang có thể trở thành ung thư không? PGS Kỳ cho rằng viêm xoang là viêm lành tính không thể ung thư hoá nhưng cũng có 1 số trường hợp khi phát hiện ung thư có kèm theo tổ chức viêm xoang.

3 dấu hiệu cần nhớ

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội) cho biết ung thư vòm mũi họng là 1 trong 10 bệnh ung thư đứng đầu ở Việt Nam.

Đến nay chưa có bằng chứng khoa học khẳng định nguyên nhân chính xác gây ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra yếu tố nguy cơ cao gây bệnh là nhiễm virus EBV, môi trường ô nhiễm, ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ muối chua, uống nhiều rượu, hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém...

Ung thư vòm hầu phát hiện ở giai đoạn sớm chưa di căn thường chỉ cần xạ trị là khỏi nhưng bệnh này không có triệu chứng đặc hiệu nên thường bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm amidan, viêm họng... Hầu hết bệnh nhân nhập viện khi khối u đã di căn đến các vùng xung quanh khiến việc điều trị trở nên phức tạp.

PGS An cho biết có 3 dấu hiệu cơ bản ung thư vòm họng, đó là triệu chứng đau nửa đầu, ù tai và chảy máu có thể chảy mũi hoặc khạc ra máu.

Bệnh khi tiến triển ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Mũi chảy máu hoặc tắc nghẽn, đờm có máu, tai có thể bị ảnh hưởng, cổ sưng lên từ các hạch bạch huyết phình to, mí mắt rủ, hoa mắt…

Nguồn Internet
 

 

Tin liên quan