Tin trong nước
Một số biến chứng và cách phòng ngừa bệnh quai bị
>>Xem thêm: Biến chứng bệnh tai mũi họng
Các biến chứng nguy hiểm
-Biến chứng nguy hiểm nhất mà nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh,viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Ở những người sau tuổi dậy thì mắc bệnh, biến chứng này có tỷ lệ 20-35%. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù; tình trạng viêm, sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% trường hợp tinh hoàn teo dần và làm giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
-Nhồi máu ở phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi, có thể dẫn đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể đi sau viêm tinh hoàn.
-Viêm tụy: Có tỷ lệ 3-7%, đây là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân sẽ bị đau bụng, buồn nôn, có khi là tụt huyết áp.
-Các tổn thương về thần kinh: Tỷ lệ mắc viêm não là 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng sau: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, lên cơn co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu phình to. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến khả năng bị điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống.
-Ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai hoặc sinh con bị dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh con non hoặc thai hư chết lưu.
-Một số biến chứng khác như: Viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, giảm khả năng thị lực tạm thời, viêm thanh khí quản, ảnh hưởng tới chức năng các bộ phận tai mũi họng, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm số lượng tiểu cầu.
Điều trị bệnh
Đây là bệnh lành tính nên có thể điều trị bệnh tại nhà, quan trọng là cần phải theo dõi để phát hiện kịp thời khi có biến chứng. Điều trị tại nhà chủ yếu là cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau hạ sốt, ăn các thức ăn mềm, không để trẻ vận động nhiều để tránh các biến chứng về viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng. Khi trẻ có những dấu hiệu: đau đầu, đau bụng, buồn nôn ngay cả khi vùng sưng ở mang tai đã giảm, thì nên đưa trẻ tới ngay cơ sở tai mũi họng để kịp thời phát hiện và điều trị.
>>Xem thêm: Điều trị bệnh viêm amidan
Phòng ngừa bệnh quai bị
- Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là chích ngừa vắc xin phòng bệnh quai bị cho trẻ: Nếu tiêm từ 9 tháng tuổi: nên tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần tiêm thứ nhất 6 tháng, lần 3 khi trẻ 4-12 tuổi. Nếu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi và lần 2 khi trẻ 4-12 tuổi.
Quai bị là bệnh lành tính nên có thể điều trị bệnh tại nhà
-Tiêm chủng khẩn cấp chỉ được chỉ định dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, người lớn nếu có tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị mà chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm phòng trước đó. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra, biểu hiện bằng dấu hiệu viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh tuy lành tính, nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ tiêm chủng vắc-xin.
Theo bác sĩ Nông Văn Huy, khoa truyền nhiễm, BV A Thái Nguyên, từ khi ra tết, số lượng bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến mùa đông xuân như quai bị, thủy đậu đến khám tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân là người lớn.
Bệnh nhân Nguyễn Văn T (48 tuổi, Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên) vào viện trong tình trạng sốt, sưng đau góc hàm hai bên, tinh hoàn bên trái sưng đau. Các bác sĩ ở khoa nhiệt đới, BV A Thái Nguyên đã tiến hành khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh nhân T bị quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn bên phải. Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện dịch trong màng tinh hoàn, tinh hoàn bên phải có kích thước to hơn bình thường. Được biết, năm ngày trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với một người bạn mắc quai bị. Một ngày sau, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹt, sưng đau góc hàm bên trái, sau đó bệnh lan xuống tinh hoàn bên phải. Trước đây, bệnh nhân chưa từng tiêm vắc xin phòng bệnh.
Được xác định là một bệnh rất nguy hiểm. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bác sĩ Nông Văn Huy khuyến cáo khi bị bệnh quai bị, bệnh nhân cần kiêng những điều sau để nhanh lành bệnh:
- Người bệnh cần được cách ly khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Không đi đến những nơi đông người, khu vực công cộng... tránh lây nhiễm cho người khác.
- Kiêng nước lạnh, kiêng gió và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Hạn chế vận động, thường xuyên nghỉ ngơi (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
- Kiêng đồ ăn chua và đồ uống có chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
Ngoài ra, người bị bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
- Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Nguồn Internet