slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Các cách chữa nhiễm trùng tai hiệu quả

Cập nhật: 28/02/2018
Nhiễm trùng tai là bệnh liên quan tới tai mũi họng khá phổ biến, thường xẩy ra ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Và nếu không được chữa trị có thể làm mất thính lực vĩnh viễn.
Nhiễm trùng tai nguyên nhân ban đầu thường xác định là do nhiễm trùng mũi và họng. Nhiễm trùng đi từ họng dọc theo ống dẫn lên tai do có sự thông nhau giữa tai mũi họng. Trẻ dễ bị nhiễm trùng vì ống dẫn giữa họng tới tai của trẻ ngắn hơn của người lớn.

viem tai
Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ 
 
 
 

Hiểu về nhiễm trùng tai
 

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nếu không được chữa trị, chúng có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Nhiễm trùng tai có nguyên nhân ban đầu thường là nhiễm trùng mũi và họng. Nhiễm trùng đi từ họng dọc theo ống dẫn rồi đi lên tai giữa.

>>Xem thêm: 
Bệnh tai mũi họng – khởi đầu của nhiều bệnh

Trẻ rất dễ bị bệnh nhíễm trùng vì ống dẫn giữa họng tới tai ngắn hơn ở người lớn. Khi tai trẻ bị nhiễm trùng, dịch trong tai tiết ra và chất nhiễm trùng không thể thoát ra ngoài. Và khi trẻ bị cảm lạnh, ống dẫn từ họng lên tai giữa thường bị tắc. Khi trẻ lớn hơn và có khả năng đề kháng tốt hơn, trẻ sẽ ít bị nhiễm lạnh và nhiễm trùng họng hơn. Nếu em bé nhà bạn đang vướng phải vấn đề này, hãy thử một vài cách sau đây để làm giảm cơn đau, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số cách chữa nhiễm trùng tai tại nhà
 

Băng gạc ấm

Khi trẻ bị nhiễm trùng tai, hãy dùng ngay một chiếc khăn mềm và ngâm trong nước ấm thêm một chút muói. Sau đó vắt kiệt, áp vào tai của trẻ. Khăn ấm có tác dụng sát trùng và làm dịu cơn đau.

 

viêm tai giữa

Không được để nước vào tai, lau khô tai hai lần một ngày bằng bông hoặc gạc sạch
 

Tăng lượng chất lỏng

Khi bé bị nhiễm trùng tai, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước. Uống và nuốt nước thường xuyên sẽ làm cho vòi nhĩ mở, cho phép chất lỏng chảy ra từ tai nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bé giảm đau.

Thuốc nhỏ lỗ tai

Thuốc nhỏ lỗ tai cũng à một cách hiệu để làm giảm các cơn đau tai. Cách khác, bạn cũng có thể dùng dầu ôliu nhỏ vào tai bị nhiễm trùng với sự giúp đỡ của một ống hút y tế sạch.

>>Xem thêm: 
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai mũi họng

Gối cao đầu

Khi bé nằm, hãy kê đầu bé lên một chiếc gối cao. Điều này giúp giảm áp lực trong tai và làm bé cảm thấy dễ chịu hơn.

 

viêm tai
Khi bé nằm, hãy kê đầu bé lên một chiếc gối cao


Tham khảo ý kiến bác sĩ

Cuối cùng, đừng quên tới các cơ sở y tế, trung tâm tai mũi họng để tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phương pháp, cách điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm trùng tai của bé một cách chính xác và đầy đủ nhất.

 

Biểu hiện khi trẻ viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng là chảy mủ ở tai, đau nên trẻ hay quấy khóc, đưa tay dụi, cấu tai, chán ăn, tiêu chảy và có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai làm bệnh nhi đau nhói, khóc thét. Trẻ lớn hơn còn kêu đau đầu, nghe kém. Khi soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động, hoặc căng phồng.

Chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa thường xuất phát từ viêm mũi họng

Điều trị viêm tai giữa

Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa lại có cách điều trị khác nhau. Viêm tai giữa cấp thường có ba giai đoạn: xung huyết, ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. 

Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu... nên kháng sinh nhóm B lactam hiện vẫn là nhóm thuốc được ưa chuộng kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Viêm tai giữa giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng đồng thời điều trị thuốc toàn thân như giai đoạn trước. Nếu màng nhĩ bị rách dịch mủ ứ đọng trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài thì việc điều trị bằng thuốc tai cho trẻ rất quan trọng.

Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Việc tự dùng ôxy già nhỏ vào tai cũng có thể gây những biến chứng đáng tiếc làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn. Thậm chí, nó có thể gây chít hẹp ống tai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Nên sử dụng các loại thuốc nguyên chất có khả năng hòa tan để tránh cản trở việc lưu thông giữa dịch tai giữa với bên ngoài.

Nhiều bậc cha mẹ cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ rất nguy hiểm vì trong tá dược có trong thuốc có thể gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng. Do dịch không được dẫn lưu ra bên ngoài sẽ làm phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm thậm chí nội sọ.

Khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng. Không được tự ý mua thuốc về điều trị nếu không được thăm khám và chỉ định thuốc kịp thời. Việc chữa trị viêm tai giữa không đúng cách có thể gây điếc không phục hồi hoặc gây ngộ độc cho tai.

Nguồn Internet

 

Tin liên quan