Tin trong nước
Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh không gây nguy hiểm
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm mũi dị ứng chính là do cơ thể phản ứng lại khi gặp những vật lạ như bụi, lông động vật, phấn hoa, bào tử nấm… Hiện tượng phản ứng này xảy ra ở lớp dày niêm mạc của đường hô hấp như mũi, xoang, họng … và gây nên hiện tượng viêm và kich thích niêm mạc.
>>Các phương pháp điều trị viêm avidan
Bệnh này thường hay gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều như mề đay mạn tính, viêm da dị ứng, hay tổ đỉa… Chính vì thế, khi tiếp xúc với cùng một tác nhân gây kích thích, có trường hợp người thì bị viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người lại không bị. Các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua da hoặc theo đường ăn uống.
Triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hầu hết người bệnh đều có những triệu chứng giống nhau như ngứa mũi, chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Nếu bệnh đã chuyển sang mãn tính thì có thể bị nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai và một số trường hợp viêm mũi mãn tính còn kéo dài gây hiện tượng loạn khứu giác và ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Triệu chứng của bệnh thường hắt xì hơi liên tục
Bệnh này có 2 loại: viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, tùy thuộc vào thời tiết của từng mùa mà xuất hiện các loại dị ứng khác nhau như phấn hoa, nấm mốc… Còn đối với bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm, do một số dị ứng nguyên như côn trùng (bọ chét ,mạt, ve, …), lông động vật nuôi như chó, bụi trong nhà, mèo…
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chính vì thế cần phải điều trị kịp thời để không dẫn đến các biến chứng khác như polyp mũi, viêm xoang dị ứng, polyp xoang…
>>Một số bệnh tai mũi họng thường gặp
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm mũi dị ứng đều điều trị bằng thuốc như thuốc chống nghẹt mũi. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như hồi hộp, mất ngủ, lo âu và nhiều loại thuốc còn gây biếng ăn. Không nên sử dụng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá một tuần. Vì việc lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây hiện tượng phản thuốc khiến bệnh nhân bị nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều thuốc dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, sẽ rất khó để điều trị triệt để.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm mũi dị ứng đều điều trị bằng thuốc
Khi thấy có các dấu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khám và tư vấn, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để điều trị.
NÊN…
Sữa chua: Trong sữa chua có chứa một số vi khuẩn có lợi giúp tăng cường miễn dịch và có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở trẻ em.
Ổi, cam, cà chua, kiwi: Đây là những loại quả chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh dị ứng.
Nước ấm: Nước ấm giúp thông đường hô hấp, từ đó giúp cho nước mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Nho: Chất resveratrol và chất oxy hóa có rất nhiều trong lớp vỏ quả nho, giúp giảm viêm hiệu quả. Từ đó giúp người viêm mũi dị ứng phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.
Cá: Với các loại như cá ngừ, cá hồi, cá thu…chứa axit béo omega được chứng minh có thể làm giả nguy cơ dị ứng phát triển.
KHÔNG NÊN…
Các tác nhân gây dị ứng: Khi xác nhận được loại thực phẩm gây dị ứng, người bệnh cần tuyệt đối không dùng lại những thực phẩm này để hạn chế bệnh tái phát.
Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, café…được coi là “kẻ thù” của người mắc viêm mũi dị ứng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc hệ thống mũi xoang. Một số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sau khi sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê…có thể bị những triệu chứng chảy mũi hắt hơi kéo dài và liên tục.
Đồ cay nóng: Một số đồ ăn cay có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit lên cổ họng có thể gây ảnh hưởng đến tai, mũi, họng.
Nước đá: Sử dụng nước đá nhiều là nguyên nhân gây co nghẽn lớp niêm mạc hô hấp, khiến các mô này dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, khiến niêm mạc dễ bị viêm hơn.
Nguồn Internet