Tin trong nước
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang phổ biến nhất hiện nay
1.Viêm xoang do vi khuẩn, virus
Đây là nguyên nhân rất hay gặp, đặc biệt là nhiễm khuẩn vùng mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm V.A, viêm mũi. Bên cạnh đó là các bệnh lý ở răng lợi như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy… đều có thể gây viêm xoang hàm, thường gặp là bệnh lý của răng hàm trên từ răng số 4 đến răng số 6. Và đó cũng chính là một số bệnh thường gặp về tai mũi họng.
Các loại nấm gây viêm xoang hay gặp nhất là nấm Aspergillus
Các loại nấm gây viêm xoang hay gặp nhất là nấm Aspergillus, điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, khiến nấm dễ phát tán trong không khí. Nếu kết hợp với không khí ô nhiễm, nhiều bụi thì nguy cơ nhiễm nấm càng cao. Ngoài ra, việc có sẵn bệnh lý làm giảm sự dẫn lưu của xoang như lệch vẹo vách ngăn, dị vật trong mũi xoang, hoặc có sức đề kháng kém, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, tiểu đường, các bệnh về máu… cũng là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh, biểu hiện giống viêm xoang do nhiễm khuẩn
Viêm xoang do nấm cũng có những triệu chứng tương tự như các trường hợp viêm xoang do nhiễm khuẩn. Khi phát bệnh, người bệnh thấy có các biểu hiện: nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi trong hay đục. Viêm xoang do nấm hay gặp ở xoang hàm và xoang bướm. Tùy vị trí nhiễm bệnh mà có triệu chứng khác nhau như: viêm xoang hàm thường nhức đầu vùng gò má, thái dương hai bên; viêm xoang bướm (xoang má) thì thấy nhức đầu ở vùng đỉnh hay vùng chẩm ở phía xoang bị bệnh. Một số trường hợp khịt mũi hay khạc đờm có lẫn ít máu.
Viêm xoang do nấm có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là phải lấy dị vật trong mũi xoang, giải quyết những nguyên nhân gây bít tắc xoang như cắt polyp, khối u hay khắc phục những dị hình khác ở mũi xoang. Nếu phát hiện có khối nấm trong xoang sẽ được xử lý triệt để, đồng thời bơm rửa sạch hốc xoang. Người bệnh có thể phải dùng thuốc diệt nấm tùy theo giai đoạn của bệnh và có khi phải phối hợp nhiều loại thuốc, thuốc kháng nấm thường có hại cho gan nên người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh viêm xoang
2. Viêm xoang do dị ứng
Người có cơ địa dị ứng mũi xoang dễ dẫn tớiviêm mũi dị ứng.
Các triệu chứng của viêm xoang do dị ứng:
- Ngứa mũi.
- Hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). -Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.
- Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.
- Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.
- Chụp X-quang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ).
3. Do chấn thương
Các chấn thương cơ học, do hỏa khí làm vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang. Ngoài ra, các chấn thương về áp lực có thể xuất huyết, phù nề niêm mạc, rồi gây ra viêm xoang. Các chấn thương làm bít lấp lỗ thông xoang cũng có thể dẫn tới viêm xoang.
Một trong những chấn thương dẫn đến viêm xoang nhanh nhất là vỡ xoang hàm gò má ảnh hưởng về chức năng, thị giác, rối loạn cảm giác thần kinh dưới ổ mắt, viêm xoang hàm sau chấn thương và cả ảnh hưởng về thẩm mỹ. Vỡ xương gò mà có thể đi kèm vỡ sàn ổ mắt, rách bao quanh ổ mắt, thoát vị một phần các tổ chức quanh nhãn cầu như: mỡ quanh ổ mắt, kẹt cơ trực dưới hoặc cơ chéo dưới. Hậu quả của việc này là rối loạn vận động nhãn cầu, lõm mắt do thể tích ổ mắt to ra sau chấn thương hoặc do mỡ ổ mắt lọt vào xoang hàm, song thị…
Rãnh thần kinh dưới ổ mắt có thể bị tổn thương gây ra đau
Bầm dập các cơ quan nhãn hoặc kẹt các cơ có thể đưa tới song thị. Song thị khi nhìn lên là phổ biến nhất, thứ phát sau hiện tượng kẹt cơ thẳng dưới và mô mềm xung quanh nó. Tràn khí dưới da vùng má; giảm cảm giác hoặc dị cảm vùng má, mũi, môi trên và mi dưới do tổn thương dây thần kinh dưới ổ mắt.
Vỡ xoang hàm gò mà không gây tử vong trừ trường hợp có tổn thương sọ não, ngực, bugj hoặc mạch máu lớn đi kèm. Vì vậy, trong chẩn đoán cần phát hiện sớm để không bỏ sót các tổn thương phối hợp có khả năng đe dọa sinh mạng.
4.Các nguyên nhân cơ học
- Dị hình ở vách ngăn, khe giữa, ở xoang, các khối u trong xoang và hốc mũi, hoặc nhét bấc mũi lâu ngày… đều làm cản trở sự dẫn lưu và thông khí của xoang, cuối cùng là gây ra viêm xoang.
- Chấn thương cơ học: như những tai nạn giao thông gây chấn thương vùng mũi-xoang; những can thiệp phẫu thuật, thủ thuật…có thể làm thay đổi giải phẫu lỗ thông xoang, gây cản trở hoặc bít tắc thông khí, dẫn lưu và gây viêm xoang.
>>Xem thêm: Những triệu chứng cần biết của bệnh viêm xoang bướm
5.Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Do nhược cơ gây mệt mỏi vùng tâm vị trên bệnh nhân dị ứng tăng bài tiết acid. Cơ không đủ lực co thắt làm cho dịch thức ăn đi xuống dạ dầy lại trào ngược lên thực quản; thức ăn này đã nhiễm khuẩn nên khi trào ngược sẽ gây viêm thực quản, họng và thanh quản.
Dịch viêm chảy từ khoang mũi họng trôi xuống thực quản
Trong CRS mủ, dịch viêm chảy từ khoang mũi họng trôi xuống thực quản, được nuốt theo phản xạ tự nhiên, đặc biệt là khi ngủ. Dịch vị acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản, gây ra viêm nhiễm vùng mũi họng và dẫn đến viêm xoang.
Rối loạn nuốt, hơi thở hôi, có mùi acid, toàn thân yếu, biếng ăn, mệt mỏi, ngủ kém, giảm trọng lượng nhanh. Trào ngược thực quản có dạng không bộc lộ triệu chứng (Silent Reflux) - Ở nhóm bệnh nhân này không có triệu chứng nôn. Dịch thực quản trào lên họng rồi lại rơi trở lại vào lòng thực quản. Dịch này chuyển dịch qua lại hai lần trong vòng trào ngược nên mang tính viêm nhiễm nặng hơn. Có trẻ mắc bệnh rất sớm vì có yếu tố bệnh này từ cha mẹ.
6.Do cơ địa
Những người bị suy nhược toàn thân, rối loạn nội tiết như đái tháo đường, rối loạn về vận mạch, rối loạn về nước và điện giải thường dễ bị viêm xoang. Viêm xoang do cơ địa dị ứng hay còn gọi là viêm xoang mũi dị ứng là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch người bệnh yếu. Khi hít phải những dị vật như phấn hoa, bụi, lông chó mèo, nấm...sẽ gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho niêm mạc mũi. Lúc này cơ thể sản sinh ra phản ứng háng thể LgE, các chất trung gian hóa học được giải phóng ỏ giai đoạn sinh hóa. Chúng gây kích thích niêm mạc mũi xoang và gây các triệu chứng viêm xoang tại mũi.
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
1. Viêm xoang hàm.
2. Viêm xoang sàng.
3. Viêm xoang trán.
4. Viêm xoang bướm.
5. Viêm nhiều xoang một lúc.
I. Nguyên nhân:
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:
1- Do môi trường xấu : Khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang...
Môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm xoang (Ảnh minh họa).
2- Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xonag bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang.
3- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Vệ sinh kém : Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
5- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
II. Triệu chứng:
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
+ Xoang hàm: nhức vùng má.
+ Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
+ Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
+ Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
3. Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
4. Điếc mũi:
- Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
- Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
- Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
III. Điều trị:
Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.
Khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh nếu là viêm mũi xoang do vi trùng. Với những trường hợp viêm mũi xoang do cảm cúm nên dùng thuốc cảm thông thường như paracetamol, chlorpheniramine, giảm đau, thuốc chống dị ứng; phun khí dung hoặc thủ thuật Proezt (súc rửa xoang) để đưa dung dịch thuốc vào xoang sàng.
Khi điều trị nội khoa bằng thuốc không bớt, bác sĩ sẽ chọc xoang hàm để rút mủ hoặc phẫu thuật để cắt polyp mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo xoang... Trường hợp viêm mũi xoang do răng, cần phải nhổ răng gây bệnh.
Nguồn Internet