Tin trong nước
Các bệnh tai mũi họng do thời tiết
Triệu chứng viêm mũi họng do dị ứng thời tiết
Những triệu chứng điển hình có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng gồm:
Hắt hơi liên tục nhiều lần vào mỗi sớm là triệu chứng của bệnh
– Ngứa mũi, chảy nước mũi.
– Hắt hơi liên tục nhiều lần vào mỗi sớm hoặc khi vừa ngủ dậy.
Khi bệnh chuyển sang mãn tính, bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện thêm hiện tượng:
– Nghẹt mũi gần như mọi lúc.
– Nhức đầu, ù tai.
– Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích sẽ kèm theo viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
– Viêm mũi họng mãn cũng có thể gây loạn khứu giác.
– Ngủ ngáy.
Ngay cả trẻ em cũng rất dễ mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng
Loại bệnh này phụ thuộc phần lớn vào những biến đổi của thời tiết, bệnh xuất hiện theo mùa do các loại dị nguyên trong gió mang theo như nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn, nhất là bụi từ xả thải công nghiệp… Bệnh viêm mũi dị ứng cũng được bác sĩ liệt vào căn bệnh phổ biến, các chuyên khoa tai mũi họng cho biết triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc do virus gây nên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi, có những biến chứng cho cơ tim và van tim. Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc sử dụng vì phải tìm nguyên nhân hoặc tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên bệnh tai mũi họng do thời tiết để điều trị bệnh mới khỏi dứt điểm được.
Một số bài thuốc giúp giảm bệnh viêm mũi dị ứng hay
Bưởi: có thể giúp điều trị một số bệnh giao mùa như cảm lạnh, tan sỏi mật, tăng cường miễn dịch Việc bạn dùng nước ép hay ăn bưởi đều tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chống số, an thần hay cao huyết áp thì việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy khi đang dùng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tỏi: Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn alliin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe. Tỏi có công dụng như phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm…
Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể
Mật ong: Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể, mật ong có thể chữa được bệnh cảm cúm bằng cách đơn giản là hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm. Sau đó uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, có thể phòng chống bệnh cảm cúm hiệu quả.
Bệnh cảm cúm là một bệnh lý về tai mũi họng do thời tiết gây ra
Ngoài bệnh tai mũi họng, chuyên khoa tai mui hong do thoi tiet còn nhấn mạnh thêm bệnh cảm cúm không thể lơ là. Triệu chứng của bệnh cúm là người bệnh sẽ cảm thấy sốt nhẹ, chóng mặt đau đầu, ho và đau họng, đôi khi nghẹt mũi, chán ăn và đặc biệt là bị chảy nước mũi và hắt hơi… Bệnh cúm không thể coi thường vì có thể gây bội nhiễm nguy hiểm tới tính mạng. Cảm cúm là bệnh lây qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm.
Các thuốc cảm cúm trên thị trường hiện rất đa dạng với nhiều tên biệt dược khác nhau nhưng có thành phần thuộc bốn nhóm chính sau:
Thuốc hạ sốt, giảm các chứng đau đầu: Thành phần hạ sốt, giảm đau trong các thuốc cảm cúm thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, quá liều paracetamol có thể gây độc cho gan. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi dùng liều độc của thuốc.
Hoại tử gan phụ thuộc liều là độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều paracetamol và có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Cần hạn chế uống rượu khi đang dùng paracetamol do rượu làm tăng độc tính trên gan của thuốc. Đặc biệt, người bệnh cần kiểm tra kỹ tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc đang sử dụng để tránh quá liều do sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc cùng chứa paracetamol.
Không nên tự ý mua thuốc trị các bệnh về tai mũi họng
Thuốc giảm ho: Codein và dextromethorphan là hai thuốc giảm ho thường được sử dụng. Cần lưu ý ho là phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở, tống xuất đờm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng trong trường hợp ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ.
>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh tai mũi họng
Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của hai thuốc ho này là gây suy hô hấp, đặc biệt trên trẻ nhỏ. Do đó, không dùng thuốc cho trẻ nhỏ và thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh ho nhiều đờm, người bị hen hoặc suy giảm hô hấp...
Việc dùng thuốc liều cao kéo dài có thể gây phụ thuộc thuốc nên cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, chống chỉ định codein cho phụ nữ cho con bú khi người mẹ nghi ngờ hoặc được xác định thuộc nhóm người có chuyển hóa codein cực nhanh thành morphin vì có thể gây tử vong cho trẻ bú mẹ do nhiễm độc morphin.
Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Các thuốc co mạch trị sung huyết, ngạt mũi: pseudoephedrin, phenylephrin, naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có dạng uống và dạng nhỏ, xịt mũi. Thuốc gây co mạch dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc trên người bệnh nhạy cảm, đặc biệt trẻ em, thuốc có thể gây co mạch toàn thân dẫn đến tím tái, vã mồ hôi, choáng, tăng huyết áp, hồi hộp, chóng mặt, đánh trống ngực...
1. Sổ mũi, nghẹt mũi và đau nhức vùng quanh mũi của trẻ
Trong điều kiện môi trường ô nhiễm như hiện nay, rất nhiều người mắc phải bệnh viêm xoang, thậm chí ngày cả những em bé trong độ tuổi từ 10-15 cũng đã mắc phải căn bệnh khó chữa này. Nếu gặp phải những dấu hiệu trên đây thì chắc chắn rằng bạn đang bị viêm xoang. Đây là căn bệnh về tai mũi họng khá phổ biến với những triệu chứng rất dễ thấy và gây khó chịu cho bệnh nhân. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Bệnh viêm xoang khi còn ở thể nhẹ thường khó phát hiện vì nó hầu như không có biểu hiện rõ rệt, nên thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng hay nhiễm siêu vi. Tuy nhiên nếu nặng hơn, bệnh có thể gây ra một trong các triệu chứng như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, xưng mũi. Điều này là một trong những nguy cơ để các trẻ lây bệnh cho nhau khi tiếp xúc dịch của bệnh nhân bị bệnh.
2. Hắt hơi, sổ mũi liên tục kèm đau họng
Nếu đột ngột bạn liên tục hắt hơi, sổ mũi và nói bằng giọng mũi thì khi đó bạn đã bị cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh thường khiến cho nước mũi chảy nhiều hơn, nếu bị nặng thì nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng.
Bệnh cảm lạnh không gây đau nhức cơ thể như cảm cúm nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy không thoải mái, khó chịu với tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, trong một số trường hợp nặng có thể sẽ kèm đau họng và đau tai. Đây chính là một trong 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họng ngay lập tức.
3. Sốt cao đột ngột kèm cảm giác đau rát họng, nuốt vướng
Khi cơ thể bỗng xuất hiện tình trạng sốt cao đột ngột, cảm thấy đau rát ở họng, khi nuốt thấy vướng ở cổ kèm các biểu hiện mệt mỏi, uể oải, nhức đầu,… thì rất có thể bạn đã bị viêm amidan. Khi bị viêm amidan, khu vực tại vị trí của amidan sẽ bị sưng tấy, đỏ và trong một số trường hợp sẽ có mủ ở vùng cuốn họng.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy cổ họng của mình bị đau rát và khó khăn khi nuốt. Nguyên nhân của tình trạng này là do amidan gia tăng kích thước khi bị viêm khiến chúng ta cảm thấy vướng víu, gây cản trở trong việc ăn uống. Bên cạnh đó, khi nuốt và ho, bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên tai và đau buốt. Khi viêm amidan, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng khi tổ chức với biểu hiện là khó thở và ngáy to vào ban đêm.
4. Đau họng, ngứa họng, ho khan đôi khi có đờm
Đây là dấu hiệu đặc trưng cho thấy bạn đang bị viêm họng mãn tính. Đây là một căn bệnh gặp nhiều khó khăn để có thể chữa hết hẳn. Dấu hiệu đầu tiên báo hiện bệnh viêm họng mãn tính là ho, cơn ho thường kéo dài dai dẳng và xuất hiện nhiều về đêm. Sau những cơn ho sẽ dẫn đến tình trạng đau họng âm ỉ gây khó chịu, bạn chỉ cần nuốt nước bọt là thấy đau tức và rát họng.
Nếu người bệnh bị viêm họng do dị ứng thì sẽ cảm thấy họng ngứa khó chịu như mắc phải vật gì đó trong họng và chỉ muốn khạc ho để đẩy dị vật ra bên ngoài, cảm giác rất khó chịu và làm cho trẻ khóc thét lên. Bên cạnh cảm giác ngứa, đau rát họng và ho khan, nếu xuất hiện đờm xanh thì bạn đã bị viêm họng mãn tính do bội nhiễm vi khuẩn còn là đờm trắng thì bị viêm họng do siêu vi và nhiều căn bệnh khác nữa.
5. Đau tai, thính giác bị giảm đồng thời xuất hiện chất lỏng thoát ra từ tai
Đây là một trong 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi đến các trung tâm y tế tai mũi họng ngay bởi khi tai gặp phải dấu hiệu này thì có nghĩa là bạn đã bị viêm tai giữa rồi đấy. Ở trẻ em, bệnh viêm tai giữ là một bênh rát nguy hiểm bởi sẽ ảnh hưởng đến sự phát trẻ trong quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức xung quanh của trẻ.
Viêm tai giữa là căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu thường gặp ở trẻ em. Bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện và điều trị sớm thì rất nhanh khỏi nhưng khi để bệnh kéo dài dai dẳng thì có thể biến chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mãn gây thủng màng nhĩ hay viêm xương chũm.
Trên đây là 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn phải đi khám tai mũi họng ngay bởi đều chúng đều là những triệu chứng của các bệnh thường gặp về tai mũi họng. Khi bắt gặp một hoặc một số dấu hiệu ở trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được thăm khám kịp thời nhằm tránh tình trạng để bệnh nặng hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các cha mẹ cũng cần đề phòng cho trẻ những căn bệnh khác có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của trẻ như tiêu chảy.
Nguồn Internet