Tin trong nước
Các dạng u lành mũi xoang phần 1
Bệnh thường gặp ở lớn và trẻ em
Chẩn đoán xác định bản chất khối u phải dựa vào giải phẫu bệnh do cấu trúc xoang nhỏ và chưa phát triển hoàn chỉnh, và đồng thời tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp làm lu mờ bệnh cảnh lâm sàng, nên bệnh nhân nhi đến bệnh viện vì biến chứng của u (lồi mắt, biến dạng khuôn mặt…). U mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em thường là u lành tính có nguồn gốc từ sang chấn, sợi xương và từ răng, u ác tính hay gặp là sarcom cơ vân. Bệnh nhân thường đến trễ và có biến chứng biến dạng khuôn mặt, việc chẩn đoán và điều trị còn rất nhiều khó khăn và khó đánh giá tỷ lệ tái phát.
>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm xoang
Các loại u lành tính thường gặp
Các loại u thường gặp là:
− Polyp mũi xoang.
− U xơ vòm mũi họng.
− U nhầy.
− U xương.
− U nang răng sinh.
− U nang sàn mũi.
− U máu trong mũi.
− U nhú.
1. Bệnh Polyp mũi
Là u lành rất thường gặp, có thể đơn thuần ở hốc mũi, có thể trong các xoang mặt hay cả ở mũi và xoang, Polyp mũi thực ra không phải là khối u mà là thoái hoá cục bộ của niêm mạc mũi hay xoang mà chủ yếu là lớp tổ chức đệm.
Bệnh Polyp mũi thường gây khó chịu cho bệnh nhân khi ngủ
Bệnh Polyp mũi có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu do viêm gồm viêm mũi xoang do vi khuẩn, do nấm, mủ trong xoang chảy ra khe giữa làm niêm mạc vùng này thoái hoá thành polyp. Còn do dị ứng thì thường gặp trong dị ứng mũi - xoang, do rối loạn vận mạch, rối loạn nội tiết hay do cơ địa tạo nên.
Các bệnh về tai mũi họng cần chữa ngay lập tức
Trong điều kiện môi trường ôi nhiễm và sự nóng lên bất thường của Trái Đất, các bệnh về tai mũi họng đang gia tăng nhanh chóng. Tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến cac bệnh tai mũi họng trong cộng đồng rất cao, ở cả trẻ em và người lớn. Trong đó, tập trung nhiều vào 4 căn bệnh đó là: viêm tai giữa, viêm xoang – viêm mũi, viêm họng, viêm amidan. Các bệnh tai mũi họng cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do các bệnh tai mũi họng gây ra cho bệnh nhân.
1. Bệnh viêm xoang
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bị nhiễm trùng hoặc bị sưng. Viêm xoang thường gặp 2 dạng chính đó là viêm xoang cấp tính diến ra trong vài tuần và viêm xoang mạn tính kéo dài.
Biến chứng của bệnh viêm xoang
– Biến chứng đường thở: Viêm họng cấp, mạn tính, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa…
– Biến chứng ở mắt: Viêm túi lệ, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tấy mủ, tổn thương trong ổ mắt, viêm thần kinh mắt…
– Biến chứng sọ não: Viêm màng não do viêm xoang, viêm tĩnh mạch xoang hang, áp xe…
Điều trị viêm xoang
Phương pháp điều trị đầu tiên là tại nhà phải giữ nhiệt độ vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước ấm nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 – 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp tan mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng hãy cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được gây tình trạng tắc ống thở.
Kèm theo điều trị bằng thuốc thì bạn có thể chữa trị bổ sung bằng cách rửa xoang bằng phương pháp Proetz, phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy không còn khó chịu và giảm bệnh sau vài lần điều trị. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn. Sau khi điều trị nội khoa mà không thuyên giảm, nhiều bệnh nhân cần điều trị ngoại khoa – mổ xoang.
Nguồn Internet
U mũi và xoang cạnh mũi ở trẻ em thường là u lành tính
Chuẩn đoán bệnh Polyp
Cuốn giữa thoái hoá: do viêm xoang mạn tính gây ra, cuốn giữa thoái hoá thành một khối mềm, nhẵn, màu hồng nhạt giống như polyp, vì cũng có cùng cấu trúc. Khi dùng que thăm dò thấy có chân cứng do xương cuốn. Khi trong hốc mũi có cả polyp, cả cuốn giữa thoái hoá to, lấp kín hốc mũi, rất khó phân biệt. U xơ vòm mũi họng: khi polyp phát triển ra cửa lỗ mũi sau, xuống vòm, hoặc trường hợp u xơ phát triển vào hốc mũi có thể gây nhầm lẫn.
Nên nhớ u xơ thường gặp ở tuổi dậy thì, khối màu trắng, đục, không mọng, mật độ chắc hơn và dễ gây chảy máu thì ung thư sàng hàm cũng phát triển khối u mềm như polyp mũi, nhưng khối u không nhẵn, thường có chỗ sùi, mật độ không đều, mặt hay có hoại tử, rất dễ chảy máu và có chảy mủ lẫn máu mùi hôi rõ.
Cách điều trị bệnh
Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi hoặc xoang. Nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng hoặc bằng dao cắt - hút. Nếu có viêm xoang cần thực hiện mổ xoang lấy bệnh tích đồng thời lấy polyp. Riêng đối với trẻ em, polyp còn nhỏ người ta có thể điều trị nội khoa, dùng glucocorticoid vì glucocorticoid ngăn trở hoạt động của phospholipase A2 qua trung gian lipocortin. Thuốc có tác dụng chặn đứng quá trình viêm, ngăn chặn sự tạo lập prostaglandin và leucotrien, qua cơ chế này thuốc tác động lên mọi giai đoạn của quá trình viêm trong mô. Hiện nay có rất nhiều loại glucocorticoid nhưng sử dụng nhiều nhất là loại xịt.
Nếu sử dụng dài ngày cần phải theo một quy tắc nhất định với liều lượng 0,1 - 0,3mg/kg/ngày. Thí dụ: nếu chọn prednison thì uống 1 liều, 2 ngày 1 lần trong 1 tuần, rồi uống 1 tuần nghỉ 1 tuần trong 2 tháng, tiếp theo uống 1 tuần nghỉ 2 tuần trong 2 tháng, sau đó uống 1 tuần nghỉ 3 tuần trong 2 tháng. Nhìn chung có nhiều tác giả sử dụng glucocorticoid nhưng cần phải theo dõi những biến chứng của việc sử dụng loại thuốc này một cách chặt chẽ.
2. Bệnh u xơ vòm mũi họng
Là u lành tính gặp ở tuổi thanh thiếu niên (13 - 18 tuổi), thường gặp ở nam giới. Khác với polyp, u xơ thường có chân bám rộng ở vùng cửa mũi sau, có mạch từ cốt mạc xương vùng vòm. Về vi thể gồm có các tế bào xơ trưởng thành với những bó sợi chắc và nhiều mạch máu đi tới làm thành lưới mạch phong phú. Hiện nay căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ, thấy có liên quan nhiều đến nội tiết. Có thể do sự rối loạn cốt hoá xương nề sọ do ảnh hưởng của tuyến yên hoặc do kích thích cốt mạc nền sọ bởi viêm mạn tính như viêm V.A mạn tính.
Bệnh u xơ vòm mũi họng rất dễ gặp ở người già
Chuẩn đoán bệnh
Lâm sàng u xơ phát triển chậm, lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau khối u phát triển to ra lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt cả hai bên, nói giọng mũi kín, luôn có ứ đọng mũi nhầy trong hốc mũi. Chảy máu mũi: lúc đầu thỉnh thoảng mới chảy máu mũi, chảy ít, tự cầm dễ. Sau ngày càng tăng, một vài ngày chảy một lần, lượng chảy cũng nhiều hơn, kéo dài hơn gây thiếu máu mạn tính, thể trạng xanh, yếu đi. Ngoài ra thường có ù tai, nghe kém thể truyền âm do khối u che lấp loa vòi Eustachi.
Soi mũi là dạng khối u có thể tràn lấp cả hốc mũi hay chỉ chiếm một phần phía sau hoặc sàn mũi, u nhẵn như polyp nhưng căng, trắng đục và mật độ chắc hơn polyp, soi mũi sau gồm u lấn vào che lấp lỗ mũi sau hay đã lan vào vòm mũi họng, che lấp một phần hay cả hai lỗ mũi sau. Khi quá to có thể che lấp cả vòi Eustachi và đẩy màn hầu phồng lên, sờ vòm bằng ngón tay thấy mật độ khối u chắc, hay có dính máu đầu ngón tay.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang phổ biến nhất hiện nay
Cận lâm sàng CT scan xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u ra các cơ quan lân cận theo tiến triển của u xơ tuy là u lành nhưng nếu để phát triển tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng lớn gồm: Làm sập hàm ếch, tiêu xương hàm trên, phát triển vào hố chân bướm hàm gây ảnh hưởng đến hoạt động nhai, qua xoang sàng vào ổ mắt, đẩy lồi nhãn cầu hoặc qua xoang sàng, bướm phát triển vào nội sọ, những tiến triển trên thường gặp trong u xơ vòm thành bên thể Selileau (sêbilô).
Điều trị bệnh u xơ vòm mũi họng
Lấy bỏ u xơ là nguyên tắc cơ bản, có thể mổ theo nhiều đường khác nhau như đường mũi xoang Denker, đường cạnh mũi rhinotomie hoặc đường rạch màn hầu. Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu. Hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật nên vấn đề chảy máu không còn đáng ngại như trước đây. Sau phẫu thuật có thể chạy tia quang tuyến liều nhỏ. Cần lấy hết chân khối u ở cửa mũi sau vùng vòm họng để tránh tái phát. Khi điều trị bệnh u xơ vòm mũi họng cần nhớ bệnh này thường gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi dậy thì, cần soi mũi sau để xác định.
Nếu có dấu hiệu bị bệnh cần đi khám ngay tại các chuyên khoa tai mũi họng
Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là trường hợp viêm nhiễm các mô thuộc vùng tai giữa, bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và cả người lớn, bệnh thường phát sinh sau những đợt viêm mũi họng ở trẻ nhỏ hoặc những đợt trẻ bị di ứng mũi với thời tiết. Viêm tai giữa gây ra tình trạng bội nhiễm tạo dịch mủ dạng lỏng trong tai giữa, sau đó có thể làm thủng màng nhĩ chảy mủ ra ngoài tai hoặc tích tụ chất dịch trong vùng tai giữa gây đau tai và giảm một phần khả năng nghe, nếu ngặn có thể dẫn đến tình trạng điếc tạm thời . Viêm tai giữa lúc đầu là thể cấp tính nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc tai và trở thành viêm tai giữa mạn tính.
Triệu chứng viêm tai giữa
-Đau trong tai và nhiều khi đau rất nặng.
-Giảm khả năng nghe, cảm giác ù tai, nặng tai khó chịu.
-Người bệnh bị sốt, trẻ nhỏ có thể bị sốt cao trên 39 độ C.
-Nếu bị thủng màng nhĩ thì sẽ có triệu chứng chảy mủ tai và sẽ giúp giảm đau một phần.
-Nếu không điều trị dứt điểm thì bệnh viêm tai giữa sẽ dẫn đến hội chứng nhiễm trùng chảy mủ liên tục từ ống tai. Một số hiếm trường hợp dẫn đến hội chứng cholesteatoma, là trường hợp bị tích tụ các tế bào da và các mảnh vụn ở tai giữa (chảy mủ hôi thối), là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh về viêm tai giữa.
-Biến chứng của bệnh viêm tai giữa thường gây tổn thương tai giữa và một số hiếm trường hợp gây tổn thương luôn đến tai trong, hay gây điếc vĩnh viễn.
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Có rất nhiều cách để ngăn ngừa viêm tai giữa. Đó là:
– Luôn rửa tay cho trẻ
– Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh
– Đối với trẻ sơ sinh, tăng cường bú mẹ sẽ giúp trẻ phòng ngừa được bệnh cảm lạnh và viêm tai.
– Vệ sinh bình bú sạch sẽ và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ, tuyệt đối không cho trẻ bú nằm.
3. Bệnh viêm họng
Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Giống như các loại bệnh viêm khác, viêm họng có thể là cấp tính hay mạn tính. Phần lớn các trường hợp viêm họng do vi rút gây ra chiếm 40 – 80%, phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất độc hại như chất gây ô nhiễm hay hóa chất.
Tình trạng ngứa rát cổ họng
Ngứa rát cổ họng là triệu chứng đầu tiên thường xuyên gặp phải khi bị viêm họng. Khi bị tác động của một nguyên nhân nào đó người bệnh sẽ có cảm giác như bị vướng một vật gì đó trong cổ họng, cảm giác đau rát và lúc nào cũng muốn khạc, hắng giọng, cổ họng có cảm giác sưng tấy.
Triệu chứng viêm họng xuất hiện ho khan kéo dài
Bệnh viêm họng xuất hiện triệu chứng ho khan, ho kéo dài và hắng giọng, các trận ho khan xuất hiện ở bất cứ lúc nào như ho giả. Sau khoảng một, hai ngày, hiện tượng ho khan xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên và dài hơn.
Đau đầu, sốt: Cảm giác đau đầu kèm theo ho nhiều là hiện tượng khi bệnh viêm họng phát triển. Nếu bị sốt kèm theo đau đầu, ho khan thì cần đến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời. Hạch ở cổ họng bị sưng: Khi bị viêm họng, nhiều bệnh nhân có thể dễ dàng sờ được hạch ở cổ hạch có thể xuất hiện cùng hiện tượng sốt. Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh viêm họng có thể bị mất tiếng, hắt hơi, sổ mũi, có cảm giác chán ăn, mệt mỏi...
4. Bệnh viêm amiđan
Viêm amidan, hay viêm hạch hạnh nhân cổ họng, là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Về lý thuyết có thể chẩn đoán sớm nhưng thực tế thì rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm vùng hầu họng.
Trong những năm gần đây, điều trị viêm amidan có sự thay đổi đột ngột. Mục tiêu chính là không phẫu thuật cắt amidan nữa. Đó là vì hiện nay người ta đã biết rằng amidan đảm nhận chức năng miễn dịch quan trọng trong cơ thể. Hơn nữa, quan điểm cũ là hầu hết trẻ được cắt amidan ít nhạy cảm với cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp khác đã lỗi thời. Thực tế là ngược lại. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể vẫn là lựa chọn tốt nhất đối với một số trẻ.
Nguồn Internet
Tag: khối u hốc mũi, u nang sàn mũi, khối u trong mũi, u hoc mui ac tinh, hinh anh polyp mui, ung thư lỗ mũi, u mũi có nguy hiểm không