Tin trong nước
Tìm hiểu bệnh viêm thanh quản cấp tính
Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp tính
Bệnh viêm thanh quản cấp tính có tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus, vi khuẩn, trực khuẩn bạch hầu ngày nay ít gặp. Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như: bệnh mũi xoang, bệnh phổi, bệnh họng amiđan, VA ở trẻ em, bệnh đái tháo đường ở người lớn tuổi. Bệnh nhân có làm việc với tính chất nghề nghiệp phải nói nhiều, hét, hát to… hay bệnh nhân có thói quen dùng các laoij chất kích thích bia, rượu…có nguy cơ mắc bệnh cao.
>>Xem thêm: Tìm hiểu bệnh nấm thanh quản
Bệnh nhân mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình như thay đổi giọng nói
Triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp tính
Bệnh nhân mắc bệnh sẽ có một số triệu chứng điển hình như thay đổi giọng nói: khàn tiếng, khóc khàn ở trẻ em, ho khan có thể có đờm nhày, ở người lớn không có khó thở, ở trẻ em có thể có khó thở thanh quản nhất là trong viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn. Triệu chứng toàn thân phụ thuộc vào nguyên nhân và điều kiện gây bệnh, người bệnh có thể sốt hoặc chỉ gai sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi…
Thanh quản là một phần của đường hô hấp, có hình ống, trên thông với hầu, dưới nối với khí quản, có nhiệm vụ phát âm và dẫn khí. Vị trí của thanh quản nằm ở cổ, phía trước hầu, trong đó có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.
Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc họng hầu, khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh. Tổ chức dưới niêm mạc rất dễ phù nề, do vậy, khi viêm nhiễm dễ làm tắc nghẽn đường hô hấp. Đây là bệnh thường gặp, có thể riêng biệt hay phối hợp với viêm nhiễm đường hô hấp, nhất là hô hấp trên.
Còn triệu chứng thực thể có các triệu chứng niêm mạc họng đỏ, amiđan có thể sưng, nếu khám thanh quản bằng gương soi gián tiếp hoặc nội soi thanh quản thấy niêm mạc phù nề, đỏ ở vùng thanh môn, tiền đình thanh quản. Dây thanh sung huyết đỏ, phù nề, khép không kín khi phát âm, có xuất tiết nhày ở mép trước dây thanh.
Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ 1-3 tuổi, bệnh thường phát hiện về ban đêm trên một trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện khó thở thanh quản, tiếng ho cứng và ông ổng, giọng nói gần như bình thường nhưng sau đó trở nên trầm và cứng hơn, sáng dậy trẻ vẫn chơi bình thường, cơn khó thở kiểu này còn có thể xuất hiện vào tối khác.
Một triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh quản là hiên tượng viêm thanh thiệt
Chẩn đoán bệnh xác định còn dựa vào bệnh sử, soi thanh quản ống mềm, nếu xuất hiên triệu chứng viêm và phù nề khu trú ở vùng hạ họng, co thắt thanh quản gây ra các cơn khó thở thường xảy ra nửa đêm về sáng, cơn khó thở và thở rít, giọng khàn. Ho ông ổng, co kéo cơ hô hấp và các cơ liên sườn. Cơn khó thở có thể đi qua trong nửa giờ nhưng có thể tái diễn cơn khó thở khác. Không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.
Một triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh quản là hiên tượng viêm thanh thiệt, thanh thiệt bị sưng nề, bệnh nhân có nuốt đau, khó thở tăng tiết, nhều nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở tăng khi nằm ngửa thường do Hemophilus influenza. Còn hiện tượng viêm thanh quản bạch hầu là do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản gây phù nề và loét có màng giả, màng giả trắng, dai, dính, bít tắc đường thở gây khó thở thanh quản nặng dần, nói khàn, kèm theo sốc nhiễm độc nội độc tố khiến tiên lượng rất nặng, dễ dẫn tới tử vong.
Viêm thanh quản ở người lớn do cúm có thể do cúm đơn thuần hoặc kết hợp với vi khuẩn khác, gây nên các thể bệnh sau:
− Thể xuất tiết: triệu chứng giống viêm thanh quản xuất tiết thông thường nhưng bệnh nhân có sốt, mệt mỏi kéo dài. Khám thanh quản đôi khi có điểm xuất huyết dưới niêm mạc, đó là dấu hiệu đặc hiệu của viêm thanh quản do cúm.
− Thể phù nề: đó là giai đoạn tiếp theo của xuất tiết, phù nề thường khu trú ở thanh thiệt và mặt sau của sụn phễu, bệnh nhân nuốt đau và đôi khi có khó thở, tiếng nói ít thay đổi.
− Thể loét: soi thanh quản sẽ thấy những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh thiệt bị phù nề.
− Thể viêm tấy gồm các triệu chứng toàn thân nặng, sốt cao, mạch nhanh, mặt hốc hác, khó nuốt, đau họng, nhói bên tai, giọng khàn đặc hoặc mất hẳn, khó thở thanh quản, vùng trước thanh quản viêm tấy, sưng to, ấn đau, sau khi hết viêm bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.
Triệu chứng của viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản cấp tính thường có biểu hiện của nhiễm trùng toàn thân như cảm giác ớn lạnh, gai rét, đau người và có thể có sốt nhẹ (khoảng 380C). Song song với các dấu hiệu đó, họng bị khô, đau, rát khi nuốt hoặc khi ăn, uống. Một số dấu hiệu khác kèm theo là nhức đầu, mệt mỏi, chảy mũi. Tiếp theo đó, xuất hiện triệu chứng điển hình là giọng nói khàn, thậm chí mất tiếng. Ngoài ra, người bệnh ho, lúc đầu chưa có đờm, vài ngày sau ho có đờm, trường hợp bệnh nhân bị kèm theo viêm khí quản, phế quản sẽ có nhiều đờm và đờm có màu vàng hoặc xanh (nếu tác nhân gây bệnh là tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh) hoặc đờm trắng trong.
− Thể hoại tử xuất hiện màng sụn bị viêm và bị hoại tử, các tổ chức liên kết lỏng lẻo ở cổ bị viêm tấy, cứng, hoặc viêm tấy mủ, thanh quản bị sưng to và có màng giả che phủ. Bệnh nhân khó nói, nuốt đau và khó thở, nhiệt độ cao, mạch nhanh yếu, thở nhanh nông, huyết áp thấp, nước tiểu có Albumin, tiên lượng rất xấu, thường tử vong do phế quản viêm truỵ tim mạch.
>>Xem thêm: Phương pháp điều trị viêm amidan
Gừng là một trong những bài thuốc tốt để chữa bệnh viêm thanh quản
Biến chứng của bệnh viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn không gây ra các tình trạng nguy hiểm có khả năng hồi phục tốt, nhưng ở trẻ em phải theo dõi sát vì dễ gây khó thở thanh quản, có thể ảnh hưởng đến sinh mạng. Viêm thanh quản cấp có thể tiến triển thành viêm phế quản, viêm phổi nhưng hiếm gặp. Giữ ấm cho trẻ em về mùa lạnh, tránh lạm dụng giọng quá sức ở người lớn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm…, khi phát hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần theo dõi sát để phòng tiến triển xấu, lập tức đưatrẻ đến các trug tâm chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị kịp thời.
Khi viêm thanh quản cấp, nếu không điều trị dứt điểm có thể chuyển sang viêm mạn tính sẽ gây ho, có đờm nhày và nuốt khó (do đau vùng cổ họng), đặc biệt xuất tiết nhiều, chảy vào đường thở gây ho sặc sụa làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh, đặc biệt là giáo viên, phát thanh viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, người tiếp xúc nhiều với công chúng…Nặng hơn là khàn tiếng, mất tiếng kéo dài gây cản trở lớn đến công việc. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cơ, hoại tử sụn rất nguy hiểm cho người bệnh.
Tag: viêm thanh quản cấp ở trẻ em, viem thanh quan man tinh co nguy hiem khong, phác đồ điều trị viêm thanh quản, chữa viêm thanh quản mãn tính, viêm dày dây thanh quản, chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam, viêm thanh quản kiêng ăn gì, chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ.