slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

​Thói quen có hại khi vệ sinh tai

Cập nhật: 21/03/2018
Những chấn thương ống tai ngoài, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa... là những chấn thương thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày của người dân từ thói quen "ngoáy tai". Khi vệ sinh tai, nhiều người thường có thói quen ngoáy tai bằng bông tăm (bông ngoáy tai), vì nghĩ chúng êm ái và an toàn cho tai. Tưởng chừng thói quen này vô hại nhưng nếu không cẩn thận, đôi khi có thể gây nên những hiểm họa khôn lường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc lấy ráy tai thường là không cần thiết và cũng chính vì việc này sẽ khiến tai của bạn bị nhiễm khuẩn do không có gì để bảo vệ đặc biệt là khi vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Việc lấy ráy tai không đúng cách cũng sẽ gây hại cho màng nhĩ, dễ gây tổn thương trong quá trình vệ sinh tai như thủng màng nhĩ, trầy xước da, nhiễm trùng tai, ...
 
bệnh tai mũi họng
Tai là một bộ phận nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương bởi các vật nhọn
 
Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là xương và sụn được phủ bởi một lớp da và tổ chức liên kết rất mỏng dưới da. Ống tai liên quan đến họng nên khi viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai và ngược lại. Tai ngoài có nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không gian để truyền vào tai giữa và tai trong qua tác động làm rung màng nhĩ.

Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai, ráy tai có thể khô hoặc ướt là tùy thuộc từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, ngăn chặn vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài, đe dọa thính giác. Ráy tai sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, tự khô rồi bong ra ngoài.

 

Ngoáy tai thường xuyên


Ngoáy tai bằng tăm bông là một trong những thói quen phổ biến của nhiều người và rất nhiều hộ gia đình, theo các chuyên gia, việc làm sạch lỗ tai theo cách này có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến khả năng nghe của bạn.

Do chưa có kiến thức về vệ sinh tai và thói quen trong sinh hoạt, khi cảm thấy ngứa hay khó chịu trong tai, nhiều người có thể sử dụng nhiều vật dụng (như bông tăm, bông gòn, dụng cụ móc lỗ tai... thậm chí móng tay) để ngoáy tay. Điều này có thề gây ra trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, nghe kém, ù tai... Do nhiều người không biết rằng thói quen "ngoáy tai" là nguyên nhân chính thường gặp gây chấn thương ống tai ngoài và thủng màng nhĩ.


Theo cấu tạo của tai người, các bộ phận xương chùn nhỏ và màng nhĩ là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi ngoáy tai bằng bông tăm. Và mỗi lần như vậy, để chữa tai bạn bắc buộc sẽ phải lên bàn phẫu thuật. Trong trường hợp xấu nhất, những thương tổn của xương nhỏ có thể làm rỉ nước từ bộ phận tai trong, điều này sẽ gây ra hiện tượng choáng váng cấp độ cao và thậm chí dẫn đến việc mất hoàn toàn khả năng nghe của bạn.
 
bệnh tai mũi họng
Hãy bỏ ngay thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông

Một điều cần lưu ý đến nữa là phần da mỏng phía trong tai, nhiều phương pháp lấy ráy tai phổ biến có khả năng làm xước phần mảng da này. Theo bác sĩ: Nếu phần da tại đó bị xước, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm loét và đau đớn, bệnh này còn được biết đến là bệnh viêm tai ngoài. Để giữ gìn tai của mình trong tình trạng khỏe mạnh nhất, bạn nên hoàn toàn loại bỏ những thói quen sau:

Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vành tai, day day vào nắp tai, không nên vội ngoáy tai. Nếu ngứa không giảm có thể dùng một số thuốc nhỏ tai hoặc nước muối sinh lý nhỏ vào ống tai, sau 5 - 10 phút, nghiêng đầu về bên tai bệnh, day nhẹ vào nắp tai cho thuốc còn dư chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch thấm nhẹ cho khô tai. Không ngoáy tai, sau một tuần vẫn thấy ngứa, khuyến cáo nên đến bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để thăm khám và xử lý vệ sinh tai đúng cách.

Trường hợp khi tắm, khi bơi, nếu nước vô tình vào tai gây cảm giác khó chịu, ù tai thì nghiêng đầu về từng bên, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra, dùng tăm bông khô, sạch đặt vào ống tai, nước sẽ được bông khô thấm hết chứ không nên lau chùi tai nhiều.

 

Thường xuyên rửa tai


Thực ra, hầu hết mọi người không bao giờ cần lo lắng đến vấn đề ve sinh tai của mình. Tai người có cơ chế vệ sinh tự động, đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể có phần da mọc về một phía, như vậy ráy tai và những vụn tế bào chết sẽ được đẩy dần ra từ lỗ tai ra phần ngoài tai (Thực ra khi bạn cử động hàm và nhai, bạn đang thúc đẩy quá trình này). Dĩ nhiên nhiều người có lượng ráy tai khác nhau nhưng hầu như cơ thể tạo ra cho mình lượng ráy tai cần thiết. Chất dịch màu vàng cam trong tai thật ra có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của nước.
 
bệnh tai mũi họng
Cần vệ sinh tai cho trẻ đúng cách

Các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng còn nhấn mạnh, chất nhầy này còn có đặc tính tiêu diệt các loại vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm trong tai. Vì vậy thay vì dùng tăm bông ngoáy trong tai mình ra bạn nên kiên nhẫn chờ tai của mình đẩy những thành phần tạp chất trong tai một cách tự nhiên và sau đó nhẹ nhàng sử dụng tấm khăn ướt lau chùi chúng đi.

Sử dụng tăm bông để ngoáy tai 

Hiện nay, hầu hết mọi người sử dụng tăm bông để vệ sinh tai mình như một thói quen tốt nhưng khoog ai biết rằng đó cũng chính là nguyên nhân gây nên một số bệnh tai mũi họng hay bệnh về tai. Nhưng thực ra mục đích sử dụng của tăm bông không phải để vệ sinh tai, thâm chí nhiều bao bì tăm bông còn cảnh báo về tác hại của chúng khi được sử dụng với mục đích này. Phần đầu nhọn, cứng cáp khi được đưa vào tai để chùi sẽ dễ dàng làm tổn thương da, màng nhĩ và bộ phận xương nhỏ trong tai.

Bác sĩ giải thích thêm rằng khi sử dụng tăm bông, bạn có thể sẽ đẩy phần ráy tai sâu vào phía trong và làm tắc lỗ tai lại. Một nguy cơ khác bạn có thể sẽ gặp phải là làm phần bông tụt ra ngoài trong khi “cọ xát” tăm bông trong tai, và tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của lỗi lầm này bạn hoàn toàn có thể phải nhờ đến bác sỹ để “ứng cứu”.

 

Sử dụng các vật lạ trong quá trình vệ sinh tai


Một khi bạn đã quen với việc sử dụng tăm bông để ngoáy, những lúc thiếu thiết bị chuyên dụng quen thuộc, bạn có thể sẽ nhờ cậy đến những dụng cụ ngẫu nhiên thay thế. Và thông thường những vật thể này có thể gây ra những tác hại còn nguy hiểm hơn tăm bông.
 

Cách vệ sinh tai an toàn


Đầu tiên, việc để cho cơ thể của bạn thải ra tạp chất không mong muốn này ra một cách tự nhiên là tốt nhất. Nhưng nhiều khi việc làm sạch tai là cần thiết. Đặc biệt là những người hay mang tai nghe, máy trợ thính hoặc các thiết bị hỗ trợ lai là những người có lượng ráy ta tiết ra nhiều hơn rất nhiều so với người bình thường bởi vì tai phải làm làm việc rất nhiều.

Đầu tiên, việc để cho cơ thể của bạn thải ra tạp chất không mong muốn này ra một cách tự nhiên là tốt nhất. Nhưng nhiều khi việc làm sạch tai là cần thiết. bác sĩ giải thích: “Những người sử dụng thiết bị trợ thính trong tai, các bác sĩ sử dụng ống nghe y tế và những người yêu nhạc sử dụng tai nghe nhét tai”, là những người có lượng ráy tai tích tụ nhiều và nhanh hơn bình thường. 

bệnh tai mũi họng
Bổ sung thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách để ngăn ngừa các bệnh về tai

Trong trường hợp này, cứ vài tháng, các bạn có thể nhờ đến chuyên gia tai mũi họng hy những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc giữ gìn vệ sinh tai trong khi đảm bảo cho chức năng nghe của mình không gặp nguy hiểm.

Giữa những lần viếng thăm chuyên gia này, các bạn có thể dùng đến thuốc nhỏ tai để làm tan ráy tai khiến chúng dần chảy ra ngoài tai. Nhiều loại thuốc nhỏ tai hiện nay có bán trên thị trường có khả năng làm tiêu biến ráy tai thay vì chỉ làm chúng tan chảy, tuy nhiên nếu tai bạn bị trầy xước, loại thuốc nhỏ tai này sẽ gây ra đau rát, khó chịu.

Khi ráy tai đã tích tụ và ngăn hết đường ống lỗ tai bạn, việc sử dụng tăm bông, các vật thể lạ hoặc đến thuốc nhỏ tai chứa peroxide làm ráy tai phìn to ra, gây ra đau đớn, áp lực lên màng nhĩ và thậm chí là làm mất khả năng nghe của bạn mà không hề làm ráy tai ấy tiêu biến đi.

Tags:
Cách vệ sinh tai bằng oxy già, cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa, cách rửa tai bằng nước muối, cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa, cách vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh, có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh, nhỏ nước muối sinh lý vào tai, tai bé có mùi hôi.

Tin liên quan