slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

​Mẹo rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Cập nhật: 22/03/2018
Nước muối sinh lý là một loại dùng dịch có chứa 0,9% muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc nhưng việc sử dụng cũng cần đúng cách và phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho con hàng ngày như một cách phòng chống các bệnh viêm mũi, họng trong khi trẻ không bị bệnh. Đây là thói quen sai lầm do trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.

Tác hại của việc lạm dụng nước muối sinh lý


Trước tiên, chúng ta cần phải ghi nhớ rằng nếu dùng quá nhiều nước muối sinh lý sẽ làm cho các cơ quan tai mũi họng của trẻ trở nên khô, mất khả năng tiết dịch để bôi trơn. Rửa mũi thường xuyên khi trẻ bình thường, rửa quá nhiều lần mỗi ngày sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi.
 
rửa mũi cho trẻ
Nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn, làm sạch nhanh chóng 

Ngoài ra, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày có thể khiến cho trẻ có luôn cảm giác bị bệnh, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chưa kể đến việc rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu, hoặc là gây viêm tai giữa.

Nước muối sinh lý có khả năng diệt khuẩn, làm sạch nhanh chóng và là một dung dịch an toàn vì không chứa chất bảo quản nhưng cũng chính vì vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của tai mũi họng nếu dùng với tần suất cao, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm mũi nhiễm mãn tính.

 

Để giúp trẻ dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở, nhiều bậc phụ huynh thường rửa mũi cho trẻ. Việc rửa mũi đúng cách cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ.

Theo khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi. Những trường hợp thông thường, mũi của trẻ sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho trẻ quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi… Khi nhỏ thuốc, cần theo đúng liều lượng, hướng dẫn ghi trên lọ.


Nếu muốn phòng bệnh hô hấp cho con thì các mẹ chỉ nên nhỏ vài giọt vào mũi cho con khi vệ sinh mặt mũi với tuần số 3 ngày 1 lần, hoặc khi cho con ra ngoài tiếp xúc chỗ công cộng về thì nhỏ nước muối để làm sạch.

Chỉ áp dụng rửa mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị viêm mũi, bị tắt mũi do bị các triệu chứng cảm cúm, cảm sốt,dịch mũi đặc không thể chảy ra ngoài... Do cơ chế tai mũi họng thông nhau nên khi trẻ bị bệnh về đường tai mũi họng thì bác sĩ cũng hướng dẫn các mẹ về tự rửa mũi cho con tại nhà trước khi nhỏ thuốc giúp trẻ dễ chịu, thoải mái, mau khỏi bệnh.

 
rửa mũi cho trẻ
Khi trẻ đang bị viêm mũi hãy dùng nước nước muối sinh lý để rửa

Các mệ không được tự pha nước muối sinh lý, bởi vì chúng ta rất dễ pha sai liều lượng và dễ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất là ra hàng thuốc mua đúng nước muối sinh lý chuyên dùng vệ sinh mũi cho tre, nên dùng loại pha loãng. Nên mua dụng cụ chuyên dụng rửa mũi tại hiệu thuốc vì áp lực khi bơm nước muối vào mũi sẽ chính xác hơn.

Trong trường hợp bố mẹ đã rửa mũi nhiều lần cho trẻ và biết cách tạo áp lực nước khi bơm vào mũi thì có thể dùng xi lanh bịt đầu tròn, lọ nước muối nhỏ ... để bơm trực tiếp vào mũi trẻ.

 

Kỹ thuật rửa mũi cho trẻ đúng cách
 

Rửa mũi cho trẻ chưa biết ngồi


– Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn, giường hoặc nêm, để đầu trẻ thấp, mông cao, đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ để tránh việc trẻ giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.

– Lót 1 chiếc khăn mềm dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

– Nếu trẻ đang bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ giọt nhỏ vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra chảy ra ngoài.

– Đặt đầu chai nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia một cách nhanh chóng.

– Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu, sau vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. 

 
rửa mũi cho trẻ
Nếu biết ngồi sẽ dễ thực hiên việc rửa mũi cho trẻ

– Nếu dịch mũi quá đặc và không thể trôi ra theo nước muối, có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi hoặc sẽ làm mũi trẻ bị nhiễm khuẩn.

– Bơm rửa cho đến khi nước rửa chảy ra màu trong, không còn dịch mũi nhầy và nhớt nữa, cứ theo cách làm này 1 ngày có thể rủa tầm 2 lần cho trẻ

– Lưu ý không dùng các thiết bị xi lanh chứa nước muối sinh lý bơm, rửa mũi bé do có thể làm trầy, xước niêm mạc mũi của trẻ.

– Khi trẻ đang trong quá trình điều trị các bệnh về mũi, xoang có thể dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi cho bé nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.

 

Rửa mũi cho trẻ đã biết ngồi


 Để trẻ ngồi cúi đầu sẽ tránh được nguy cơ trẻ sặc sụa và khó thở, tránh trường hợp dịch mũi bị chảy ngược lên gây viêm tai. Mẹo rửa mũi cho trẻ cũng tương tự như khi đặt trẻ với tư thế nằm nghiêng.  Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là bước đầu tiên khi điều trị cho con bị các bệnh về tai mũi họng nhưng các bố mẹ cũng phải kết hợp với việc uống thuốc để trị bệnh.
 
rủa mũi cho trẻ
Hãy vệ sinh tai mũi họng đúng cách để trẻ có giấc ngủ ngon

Rửa mũi sạch sẽ cho con trước khi dùng thuốc do bác sĩ kê sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Bởi vậy mới nói dù có dùng "thần dược" mà mũi của con còn quá nhiều dịch nhầy bít tắc thì cũng vô dụng nên cần phải kết hợp nhiều phương pháp chữa khác nhau và phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt với những trẻ viêm tai giữa mà còn bị sổ mũi thì việc rửa mũi cực kỳ quan trọng và có ích nếu dùng nước muối sinh lý đúng cách, chỉ khi mũi con hết viêm, khô thoáng thì tình trạng viêm tai mới thuyên giảm. Rửa mũi cho con thì cần lựa tư thế phù hợp và an toàn nhất với con mình để con không bị hoảng sợ khi rửa mũi. Tốt nhất khi rửa mũi nên có hai người, một người giữ trẻ, người còn lại tập trung rửa mũi cho trẻ để tránh các trường hợp té ngã xảy ra.

Cuối cùng, các bạn hãy kiên nhẫn và cẩn thận khi điều trị cho con bị viêm tai mũi họng. Không có một phương pháp nào giúp con khỏi ngay. Hãy tuân thủ theo lời khuyên và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.

Tags: cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn, cách rửa mũi cho bé bằng xilanh, rửa mũi cho bé 2 tuổi, rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần, bình rửa mũi cho bé, cách rửa mũi cho trẻ 2 tháng tuổi, bình rửa mũi cho bé dưới 1 tuổi, cách rửa mũi tại nhà

Tin liên quan