slogan

Hotline: 0903.731.120

Chào mừng đến với bệnh viện taimuihongonline.com.vn

Bệnh viện phòng khám taimuihongonline.com.vn chuyên khám bệnh tai mũi họng online, thư viện điện tử chuyên ngành sức khỏe, y tế. Bệnh viện ra đời với mục đích đóng góp phần nào vào sự hiểu biết của công chúng đối với các bệnh lý vùng tai mũi họng từ đó có kiến thức để tự bảo vệ mình, có hiểu biết đúng đắn về các bệnh ở vùng này để có biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, có một quyết định đúng đắn trước vấn đề mổ hay không mổ.vv…

Phòng kh
ám taimuihongonline.com.vn tập hợp một số Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đã trải qua nhiều năm công tác trong lãnh vực tai mũi họng với mong muốn được mang những kiến thức, hiểu biết của mình ra phụng sự cho bệnh nhân. Những kiến thức mà chúng tôi cung cấp chỉ có tính chất tham khảo, không phải là chỉ định bắt buộc.

download

Tin trong nước

Sự khác nhau giữa viêm xoang dị ứng và mạn tính

Cập nhật: 17/03/2018
lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt. Còn triệu chứng của viêm xoang mạn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp tính, ngoại trừ nó kéo dài hơn và thường gây mệt mỏi đáng kể nhiều hơn. viêm xoang mạn tính là viêm xoang kéo dài hơn tám tuần hoặc tái trở lại.

Bệnh viêm xoang mũi dị ứng


Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi-xoang biểu hiện bằng các triệu chứng hắt hơi, ngạt, ngứa và chảy mũi, qua trung gian kháng thể và xảy ra do tiếp xúc với dị nguyên trong không khí Viêm mũi xoang dị ứng có hai loại gồm viêm mũi xoang dị ứng theo mùa và viêm mũi xoang dị ứng quanh năm. Bệnh Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa chủ yếu là do phấn hoa và bào tử còn viêm mũi xoang dị ứng quanh năm thường gặp do bụi nhà. 

>>Xem thêm: Bệnh viêm xoang mũi cấp tính
 
viêm xoang mũi dị ứng
Bệnh viêm xoang mũi dị ứng sẽ gây khó chiệu trong việc hô hấp của bệnh nhân
 

Chuẩn đoán bệnh viêm xoang mũi dị ứng 


Bệnh nhân mắc viem xoang di ung có thể do tiền sử trước đó bản thân đã gặp dị ứng thuốc, mày đay, chàm, hen phế quản,...Hoặc còn co thể do nguyên nhân do gen di truyền của gia đình bị mắc những chứng bệnh dị ứng thường gặp. Các triệu chứng cơ bản mà bệnh nhân thường gặp ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, Ngạt tắc mũi, chảy nước mũi trong, ... Khi đi khám nội soi sẽ thấy niêm mạc mũi nhạt màu, phía cuốn mũi phù nề, nhất là cuốn dưới, nhiều dịch xuất tiết nhầy. 

Viêm xoang có nên ăn thịt gà? 

Đó là câu  hỏi thường gặp của người bệnh về việc kiêng khem khi mắc bệnh viêm xoang. Nhiều người cho rằng, khi bị viêm xoang mà ăn thịt gà thì tức khắc sẽ bị biến chứng, bệnh trầm trọng và rất khó chữa khỏi. Tuy nhiên, dưới góc độ y học, các bác sĩ đã chỉ ra rằng: Các loại thức ăn khi ăn vào cơ thể làm khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm xoang chỉ gặp ở những người có cơ địa dị ứng.  Còn ở những người viêm xoang không do nguyên nhân dị ứng gây ra (đặc biệt không dị ứng với các loại thức ăn) thì cho dù có viêm xoang vẫn ăn uống bình thường, không phải kiêng cữ bất cứ thức ăn nào, ăn gì cũng không làm nặng thêm tình trạng bệnh lý viêm xoang.

Nguồn Internet
 
viêm xoang mũi dị ứng 
Nên thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối
 
Các triệu chứng xác định dị ứng mũi xoang gồm kiểm tra nội bì bằng cách tiêm 0,03ml dung dịch dị nguyên với nồng độ 1/50.000 vào trong da mặt trong cẳng tay để được kết quả sau 20-30 phút. Âm tính khi có kết quả giống chứng âm tính và dương tính nhẹ khi đường kính của sẩn >5-7mm, ngứa, ban đỏ. Dương tính vừa khi đường kính của sẩn >7-10mm, ngứa, ban đỏ. Dương tính mạnh khi đường kính của sẩn >10-15mm, ngứa, ban đỏ. 

Phương pháp kiểm tra lẩy da nhỏ giọt dị nguyên với nồng độ 1/50.000 lên da mặt trong cẳng tay, dùng kim đặt góc 45˚ và lẩy ngược lên (yêu cầu da không được chảy máu) để được kết quả sau 20-30 phút. Âm tính khi có kết quả giống chứng âm tính và dương tính nhẹ khi đường kính của sẩn >3-5mm, ngứa, ban đỏ. Dương tính vừa khi đường kính của sẩn >5-8mm, ngứa, ban đỏ. Dương tính mạnh khi đường kính của sẩn >8-12mm, ngứa, ban đỏ.

Kiểm tra kích thích mũi nhỏ một số giọt dị nguyên vào niêm mạc hốc mũi, kết quả được coi là dương tính khi bệnh nhân xuất hiện một trong các triệu chứng lâm sàng, gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi. Các phương pháp trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng là Radio allergo sorbent test, Radio immuno sorbent test, Paper Radio immuno sorbent test. Các phương pháp gián tiếp định lượng kháng thể dị ứng là phản ứng phân hủy mastocyte,phản ứng ngưng kết bạch cầu, phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu.
 

Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang mũi dị ứng 


Vì bệnh viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn của cơ thể nên không thể áp dụng một phương thức điều trị chung, cứng nhắc, cần được thay đổi theo từng người, từng hoàn cảnh, từng thời gian. 

Các phương pháp điều trị chia làm hai nhóm: Điều trị đặc hiệu là việc tác động vào dị nguyên và kháng thể dị ứng còn điều trị không đặc hiệu sẽ tác động vào các hoạt chất trung gian và triệu chứng lâm sàng. Các biện pháp né tránh dị nguyên bao gồm: Bằng cách thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc đổi nghề, thay đổi thuốc, đổi chế độ ăn, phương pháp này khó thực hiện vì nó làm đảo lộn cuộc sống, phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu đây là một trong các liệu pháp miễn dịch được coi là “vaccin” trong điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng và có thể dùng đường tiêm dưới da, nhỏ dưới lưỡi hoặc nhỏ tại chỗ ở mũi. 

 
bệnh viêm xoang mạn tính
Thường chuyên đến các trung tâm để được tư vấn về bệnh
 

Cách phòng bệnh và các biến chứng gây ra


Bệnh hay tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản,...gây viêm mũi xoang mạn tính polyp mũi, viêm thanh khí phế quản,… Đẻ phòng bệnh viêm xoang dị ứng chúng ta cần tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực. − Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia. 
 

Bệnh viêm xoang mũi mạn tính 


Viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng bao gồm đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần.
 
Bệnh do viêm mũi xoang cấp không được điều trị đúng mức, viêm mũi xoang dị ứng, các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích,cấu trúc giải phẫu bất thường (Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát,… và do hội chứng trào ngược. 
 
bênh viêm xoang mạn tính
Các triệu chứng cơ bản của bệnh thường là ngạt tắc mũi thường xuyên
 

Chuẩn đoán bệnh viêm xoang mũi mạn tính


Các triệu chứng cơ bản của bệnh thường là ngạt tắc mũi thường xuyên, xì mũi hoặc khạc mủ nhầy hay mủ dặc thường xuyên, đau nhức vùng mặt, mất ngủ hoặc giảm ngủi. Kèm them bệnh nhaan có thể bị đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi. Khi đi khám nội soi sẽ thấy dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc ở khe giữa, đôi khi khe trên, niêm mạc hốc mũi viêm phù nề hoặc thoái hoái thành polyp, có thể thấy các cấu trúc giải phẫu bất thường như: vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát,… 

Với bệnh viêm mũi xoang dị ứng: Hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi và chảy nước mũi trong là chủ yếu, không có mủ ở khe giữa hay khe trên, phía trên cuốn mũi luôn phù nề, nhợt màu. Khi kiêm tra thì sẽ thấy bệnh nhân bị lẩy da và phía tring sẽ phản ứng phân hủy mastocyte dương tính. 

 

Cách điều trị bệnh viêm xoang mũi mạn tính


Điều trị phải dựa trên các nguyên tắc và giúp cho bệnh nhân có thể nghỉ ngơi để phòng tránh các tác nhân gây nguy hiểm như viêm mũi xoang để đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc. Điều trị kết hợp tại chỗ và toàn thân.

>>Xem thêm: Phương pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng
 
Phải tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nội khoa và ngoại khoa vì sẽ đễ gây ra các tác nhân nguy hiểm trong quá trình phục hồi bệnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lya, đặc biệt cần vệ sinh rửa mũi bằng nước mũi sinh lý. Viêm mũi xoang mạn tính điều trị nội khoa tối đa mà không kết quả có cản trở dẫn lưu phức hợp lỗ ngách do dị hình giải phẫu như lệch vẹo vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều,… Viêm mũi xoang mạn tính có thoái hóa polyp mũi xoang, chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng để giúp ệnh nhân phục hồi tốt sauw khi phẫu thuật.
 
bệnh viêm xoạng mạn tính
Thường xuyên thực hiện các biện pháp để phòng tránh bệnh cho bản thân
 

Cách phòng bệnh và biến chứng có thể xảy ra


Bệnh viem xoang mui man tinh do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, bện nhân cần tránh, giảm tiếp xúc về giao tiếp, vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, không  được hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực.Biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải là biến chứng đường hô hấp gồm viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm giãn khí phế quản. Ngoài ra, bệnh nhẫn sẽ gặp một số biến chứng về mắt như viêm phần trước ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu. Biến chứng nội sọ là viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, ap xe ngoài màng cứng, áp xe não. 

Bệnh viêm xoang nên ăn gì? Kiêng gì?

Theo các chuyên gia y tế: Người bị viêm xoang mãn tính nên kiêng ăn đồ ăn có tính kích ứng, cay nóng, kiêng rượu, bia, thuốc lá, không ăn mặn... Hằng ngày nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả tươi có nhiều vitamin C để hạn chế tiết dịch mũi, giảm tình trạng tắc, nghẹt mũi. Ngoài ra, ăn thức ăn chứa nhiều vitamin A và E như cà rốt, gấc... để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa viêm xoang tái phát.

Với bệnh nhân viêm mũi dị ứng do kích thích như: phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, hóa chất, thực phẩm.... Người viêm mũi dị ứng không nên ăn thức ăn tanh, lạnh, béo ngậy như cá, tôm, đồ hải sản, thịt mỡ, trứng gà... Nên ăn những thức ăn có tính ấm như gừng, hành, tỏi, hẹ, các cây gia vị có tinh dầu như rau mùi, bạc hà, ngổ, rau thơm, thì là, tía tô... Ăn những thức ăn ấm và bổ phế như củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ… sẽ rất tốt cho phục hồi bệnh nhanh chóng.


Tag: các bệnh về cổ, các bệnh về mũi, biểu hiện của các bệnh về mũi, triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng các bệnh về amidan, các bệnh vùng hầu họng, các bệnh về da ở cổ, ung thư vòm họng.

Tin liên quan